Giải câu 1 bài 2: Axit, bazơ, muối.

  • Theo thuyết A-rê-ni-ut thì:
    • Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+

Ví dụ: HCl → H+ + Cl

    • Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH

Ví dụ : NaOH → Na+ + OH

    • Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.

Ví dụ:

  • Những axit mà tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion H+ gọi là các axit nhiều nấc.

Ví dụ : H2SO4, H3PO4….

  • Những bazơ khi tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion OH– gọi là các bazơ nhiều nấc. Ví dụ : Mg(OH)2, Ca(OH)2,….
  • Muối là hợp chất, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit. Ví dụ : Na2CO3 → 2Na+ + CO32-
    • Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+.
    • Muối axit là muối mà anion gốc axit có khá năng phân li ra ion H+.
  • Sự điện li cùa muối trong nước tạo cation kim loại (hoặc NH4+ , ion phức) và anion gốc axit.