Bài học này sẽ hướng dẫn các con làm bài tập bài Thực hành vẽ hình chữ nhật. Giúp các con hiểu được lý thuyết cũng như nắm chắc bài tập.
A. Lý thuyết
Hình chữ nhật là một tứ giác có bốn góc vuông.
Cạnh ngắn hơn là chiều rộng, cạnh dài hơn là chiều dài.
Chú ý: Hình chữ nhật có hai cặp cạnh đối song song với nhau và có bốn cặp cạnh vuông góc với nhau.
Các bước để vẽ hình chữ nhật:
Giả sử, ta cần vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4cm, chiều rộng là 2 cm. Để vẽ hình chữ nhật ABCD, ta làm như sau:
- B1: Vẽ đoạn thẳng CD = 4cm.
- B2: Vẽ một đường thẳng vuông góc với CD tại điểm C.
- B3: Trên đường thẳng vừa vẽ, lấy điểm B sao cho CB = 2 cm.
- B4: Vẽ đường thẳng vuông góc với CD tại điểm D.
- B5: Trên đường thẳng vừa vẽ lấy điểm A sao cho AD = 2m.
- B6: Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD cần vẽ.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trang 54 - SGK Toán 4:
a) Hãy vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm.
b) Tính chu vi hình chữ nhật đó.
Câu 2: Trang 54 - SGK Toán 4:
a) Hãy vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 4cm, chiều rộng BC = 3cm.
b) Trong hình chữ nhật ABCD, hai đoạn thẳng AC và BD được gọi là hai đường chéo của hình chữ nhật. Hãy dùng thước có vạch chia xăng- ti-mét kiểm tra xem độ dài hai đường chéo AC và BD có bằng nhau hay không.