Chúng ta đã từng học phép nhân. Đó là một trong những phép toán cơ bản trong toán học. Ngoài phép nhân đơn thuần, chúng ta còn nhân một số với một tổng. Vậy thực hiện phép nhân với một tổng được thực hiện như thế nào? Chúng ta cùng bắt đầu đến với bài học..
A. Lý thuyết
Ví dụ: Tìm và tính giá trị của hai biểu thức:
3 x (4 + 5) và 3 x 4 + 3 x 5
Ta có
3 x (4 + 5) = 3 x 7 = 27
3 x 4 + 3 x 5 = 12 + 15 = 27
Vậy: 3 x (4 + 5) =3 x 4 + 3 x 5
=> Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
a x (b +c) = a x b + a x c
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trang 66 - 67 sgk Toán lớp 4
Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống (theo mẫu):
Câu 2: Trang 66 - sgk Toán lớp 4
a) Tính bằng hai cách:
36 x ( 7 + 3); 207 x (2 +6)
b) Tính bằng hai cách (theo mẫu)
5 x 38 + 5 x 62; 135 x 8 + 135 x 2
Câu 3: Trang 67 - sgk Toán lớp 4
Tính và so sánh giá tri của biểu thức:
(3 +5) x 4 và 3 x 4 + 4 x 5
Từ kết quả so sánh, nêu cách nhân một tổng với một số.
Câu 4: Trang 67 - sgk Toán lớp 4
Áp dụng tính chất của một số với một tổng để tính (theo mẫu):
a) 26 x 11 b) 213 x 11
35 x 101 123 x 101