Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giông nhau hoặc gần giống nhau. Tech 12h sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết của các câu hỏi trong bài. Mời các em cùng tham khảo nhé!.

A. Kiến thức cần nhớ

I- Nhận xét

Câu 1: So sánh từ in đậm trong mỗi ví dụ sau:

a) Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.

HỒ CHÍ MINH

b) Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

TÔ HOÀI

Trả lời:

a, Xây dựng và kiến thiết  là hai từ giống nhau về nghĩa đều là chỉ một hoạt động. Hai từ này khác nhua ở chỗ từ kiến thiết mang nghĩa rộng hơn, bao quát hơn, là  xây dựng th

quy mô rộng  hơn so với từ xây dựng 

b, Từ vàng xuộm, vàng hoe và vàng lịm là hai từ giống nhau đều chỉ màu sắc đó là màu vàng. Hai từ này khác nhau ở cường độ màu sắc, vàng lịm đậm màu hơn so với vàng xuộm và vàng hoe

Câu 2Thay những từ in đậm trong mỗi ví dụ trén cho nhau rồi rút ra nhận xét: Những từ nào thay thế được cho nhau? Những từ nào không thay thế được cho nhau? Vì sao?

a. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải kiến thiết lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc xây dựng đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.

 Nhận xét: Hai từ trên đều có thể thay thế cho nhau  bởi khi thay ý nghĩa đoạn văn không hề thay đổi.

b, Màu lúa chín dưới đồng vàng hoe lại. Nắng nhạt ngả màu vàng lịm. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng xuộm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

Nhận xét: Không thể thay thế được các từ bởi về mỗi sự vật đều có màu sắc trạng thái riêng khó có thể thay thế.

Tóm lại:

  1. Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau hoặc gần giống nhau. Vd: siêng năng chăm chỉ cần cù,..
  2. Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau trong lời  nói. Vd: hổ, cọp, hùm,..
  3. Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Khi dùng những từ này ta phải cân nhắc để lựa chọn đúng. Vd: 
  • ăn, xơi, chén,... ( biểu thị cho những thái độ tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến )
  • mang, khiêng, vác,... ( biểu thị những cách thức hành động khác nhau)

 

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 8 - sgk tiếng việt lớp 5 

 Xếp những từ in đậm thành từng nhóm đồng nghĩa :

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Câu 2.: Trang 8 - sgk tiếng việt lớp 5

 Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đâyđẹp, to lớn, học tập.

Câu 3: Trang 8 - sgk tiếng việt lớp 5

Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 2.