Tiếng Việt 4 tập 1, Giải bài luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức - tiếng việt 4 tập 1 trang 27. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..

I. Nhận xét

Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo: 

Nhờ/ bạn/ giúp đỡ,/ lại/ có/chí/ học hành/, nhiều/ năm/ liền, Hanh/ là /học sinh/ tiên tiến. 

1. Hãy chia các từ trên thành hai loại:

  • Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn) 
  • Từ gồm nhiều tiếng (từ phức)

2. Theo em:

  • Tiếng dùng để làm gì? 
  • Từ dùng để làm gì? 

Trả lời:

1. Chia các từ trên thành hai loại như sau:

  • Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn): nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.
  • Từ gồm nhiều tiếng (từ phức): giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.

2. Theo em:

 

  • Tiếng dùng để cấu tạo nên từ: Có thể dùng một tiếng để tạo nên 1 từ. Đó là từ đơn. Cũng có thể phải dùng từ 2 tiếng trở lên để tạo nên 1 từ. Đó là từ phức. 
  • Từ được dùng để: biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm….( tức là biểu thị ý nghĩa) và dùng để tạo nên câu.

II. Ghi nhớ:

  • Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm 1 tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm 2 hay nhiều tiếng gọi là từ phức.
  • Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.

III. Luyện tập

Câu 1: Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu...

Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Ghi lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ:

Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha /

Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình /

Rất công bằng, rất thông minh 

Vừa độ lượng lại đa tình , đa mang .

Trả lời:

Gạch chéo phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn:

                   Rất / công bằng, / rất / thông minh /

                Vừa / độ lượng / lại / đa tình, / đa mang /

Từ đơn và từ phức trong đoạn thơ trên:

  • Từ đơn: rất, vừa, lại.
  • Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang. 

Câu 2: Hãy tìm từ điển và ghi lại:

  • 3 từ đơn
  • 3 từ phức

Trả lời:

  • 3 từ đơn: buồn, đói, vui
  • 3 từ phức: cách mạng, hung dữ, anh dũng

Câu 3: Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2.

M: (Đặt câu với từ đoàn kết)

Đoàn kết là truyền thống quý báu của nhân dân ta.

Trả lời:

Đặt câu như sau:

  • Lan rất buồn khi bạn không đạt được học sinh giỏi toàn diện
  • Vì gia đình nghèo khổ nên bạn Linh phải nhịn đói đi học
  • Hôm nay, em được cô giáo khen nên rất vui
  • Nước ta có truyền thống cách mạng hào hùng
  • Con cọp nhe răng, gầm một tiếng thật to, nhìn rất hung dữ
  • Hồ Chí Minh là người anh hùng của dân tộc ta.