Tiếng Việt 4 tập 1, Giải bài kể chuyện đã nghe, đã đọc - tiếng việt 4 tập 1 trang 49. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực
Gợi ý
1. Nêu một số biểu hiện của tính trung thực.
- Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà làm trái lẽ công bằng (như ông Tô Hiến Thành trong truyện: Một người chính trực- Tiếng Việt 4 tập một trang 36.
- Dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi ( như chú bé Chôm trong truyện: Những hạt thóc giống- Tiếng Việt 4, tập một trang 46.
- Không làm những việc gian dối ( như hai chị em trong truyện: Chị em tôi- Tiếng Việt 4, tập một, trang 59).
- Không tham của người khác( như chàng tiều phu trong truyện: Ba chiếc rìu-Tiếng Việt 4, tập một, trang 64).
2. Tìm truyện về tính trung thực ở đâu?
- Truyện cổ, truyện ngụ ngôn, truyện vui,….
- Truyện về gương người tốt, việc tốt.
- Sách truyện đọc lớp 4.
3. Kể chuyện:
- Giới thiệu câu chuyện:
- Nêu tên câu chuyện.
- Cho biết em đã đọc hoặc đã nghe câu chuyện này ở đâu và vào dịp nào?
- Kể thành lời:
- Mở đầu câu chuyện.
- Diễn biến câu chuyện.
- Kết thúc câu chuyện.
4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện?
Trả lời:
Trong những việc tôi đã đọc về tính trung thực thì câu chuyện những hạt thóc giống để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.
Thuở xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.
Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:
– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.
Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:
– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:
– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành một ông vua đức trí hiền tài.
Em đã được đọc rất nhiều truyện cổ tích, truyện thiếu nhi…Một câu chuyện mà em nhớ mãi đó là chuyện Ba lưỡi rìu. Câu chuyện nói về lòng trung thực của con người.Văn mẫu lớp 4 truyện ba lưỡi rìu kể về tính trung thực
Con người ấy là anh tiều phu cùng kiệt ở một làng xa xôi nọ. Gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu đốn củi để sống qua ngày. Một hôm, anh chặt củi bên bờ sông. Vừa chặt được vài nhát thì rìu gãy cán, văng lưỡi rìu xuống đáy sông. Anh tiều phu buồn rầu than thở:
– Khổ quá! Mình chỉ có mỗi chiếc rìu này, giờ đã mất, biết sống sao đây? Vừa lúc đó, một cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện.
Cụ già bảo:
Thôi, con đừng buồn nữa! Ta sẽ giúp con tìm được chiếc rìu ấy. Nói xong, cụ già nhảy tõm xuống nước. Anh tiều phu chưa hết ngạc nhiên thì cụ già đã ngoi lên mặt nước, tay cầm lưỡi rìu bằng vàng và hỏi:
– Cái này có phải của con không?
Anh tiều phu đáp:
– Không! Thưa cụ, cái rìu vàng này không phải của con.
Cụ già lại lặn xuống nước, sau đó ngoi lên, trong tay cầm lưỡi rìu bằng bạc sáng lóa. Cụ đưa lưỡi rìu lên và nói:
– Cái này chắc là của con rồi!
Anh tiều phu lễ phép thưa:
– Không, cũng không phải của con cụ ạ! Lưỡi rìu của con bằng sắt.
Lần thứ ba, cụ già lại lặn xuống và đem lên một lưỡi rìu bằng sắt cũ kỹ và hỏi:
– Thế còn cái này?
Anh tiều phu kêu lên:
– Cái này mới là rìu của con đấy ạ?
Cụ già tươi cười trao lưỡi rìu cho anh tiều phu. Anh quì xuống cảm ơn cụ và đưa hai tay đỡ lấy lưỡi rìu. Cụ già xoa đầu anh và khen:
– Con là người thật thà, trung thực. Con không tham lam những gì không phải của mình. Vì thế ta thưởng cho con chiếc rìu vàng và chiếc rìu bạc kia. Con hãy nhận lấy!
Thế là anh tiều phu cùng kiệt khó nhưng trung thực ấy đã có được hai chiếc rìu quý. Còn cụ già tốt bụng kia chính là ông tiên thường xuống trần gian để thử lòng dạ con người và cứu giúp người cùng kiệt khó.