Giải chủ đề 9 tuần 34 sách kết nối tri thức hoạt động trải nghiệm 3. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..

AN TOÀN LÀ BẠN

1. Chơi trò chơi Đoán tên dụng cụ lao động

  • Mỗi nhóm mô tả một dụng cụ lao động và nguy cơ không an toàn khi sử dụng dụng cụ đó để các nhóm khác đoán tên.

  • Trình bày theo nhóm về những điều cần lưu ý khi sử dụng các dụng cụ sau:

Câu trả lời:

  • Gợi ý mô tả một số dụng cụ lao động có nguy cơ không an toàn khi sử dụng:
    • Đinh: nhỏ, sắc, nhọn.
    • Búa: to, nặng.
    • Kéo: sắc, nhọn.
    • Chổi: cứng.
    • ...
  • Những điều cần lưu ý khi sử dụng các dụng cụ:
    • Kéo, kim, kim đan: cầm đúng cách, không di chuyển lung tung khi đang sử dụng.
    • Dây điện: luôn cầm vào phần nhựa cách điện, bấm nút tắt nguồn trước khi rút ổ điện và chú ý phần dây để tránh bị hở điện gây nguy hiểm.
    • Chổi, xô: cầm đúng cách, sắp xếp gọn gàng sau khi sử dụng để tránh vấp hoặc đá phải.
    • Xẻng, bay: đeo găng tay khi sử dụng, đứng đúng tư thế và cầm đúng cách, không di chuyển lung tung khi đang sử dụng.
    • Búa, đinh, kìm: đeo găng tay khi sử dụng, cầm chắc và chú ý để không bị đập, kẹp vào tay.

 

NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG LAO ĐỘNG

1. Chia sẻ những nguyên tắc đảm bảo an toàn khi lao động

Kể những việc em đã làm và chia sẻ với bạn những nguyên tắc đảm bảo an toàn trong lao động.

Câu trả lời:

Những nguyên tắc đảm bảo an toàn trong lao động:

  • Kiểm tra: trang phục, đầu tóc, giày dép, dụng cụ lao động và địa điểm lao động trước khi tiến hành công việc.
  • Giữ tinh thân tỉnh táo, thái độ nghiêm túc, tập trung, cẩn thận trong suốt quá trình lao động.
  • Luôn đề phòng các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra để có phản ứng nhanh, kịp thời.
  • Không nói chuyện, cười đùa, làm việc riêng khi chưa hoàn thành công việc.