Giải chủ đề 2 tuần 7 sách kết nối tri thức hoạt động trải nghiệm 3. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
ỨNG XỬ VỚI ĐỒ CŨ
2. Thảo luận về đồ cũ nên dùng tiếp hay bỏ đi
- Kể các lí do em muốn loại bỏ hoặc tiếp tục sử dụng một đồ vật cũ của em.
- Đưa ra cách sửa chữa một số đồ cũ bị hỏng để có thể tiếp tục dùng được.
- Thảo luận những cách chia tay với đồ cũ của em.
Câu trả lời:
- Lí do em muốn loại bỏ hoặc tiếp tục sử dụng một đồ vật cũ của em là:
- Quần áo: bị ố vàng, rách, hỏng khóa, đứt khuy, bục chỉ, quá chật, quá dài,....
- Đồ chơi: bị gãy, vỡ, nứt, hỏng hoặc bị thiếu mất một phụ kiện,...
- Cách sửa chữa một số đồ cũ bị hỏng để có thể tiếp tục dùng được:
- Quần áo: khâu, vá, ghép các bộ đồ cũ với nhau,...
- Đồ chơi: dùng keo gắn, dùng băng dính dán,...
- Khoá túi bị hỏng: thay khoá, dùng dây buộc,...
- Một số cách chia tay với đồ cũ của em:
- Bỏ đi.
- Cho, tặng.
- Tái chế.
- Tái sử dụng.
PHÂN LOẠI ĐỒ CŨ
1. Chia sẻ về việc phân loại đồ cũ của em ở nhà
- Kể những khó khăn khi tìm và phân loại đồ cũ.
- Chia sẻ cách xử lí đồ cũ sau khi phân loại.
Câu trả lời:
- Những khó khăn khi tìm và phân loại đồ cũ:
- Không tự đánh giá được chất lượng của đồ: đồ quá cũ hay đồ cũ nhưng vẫn dùng được.
- Để lẫn lộn các đồ vật với nhau.
- Một số cách xử lí đồ cũ sau khi phân loại:
- Bỏ đi đối với những đồ quá cũ.
- Mang tặng những đồ còn tốt: sách vở, đồ dùng học tập,...
- Đối với quần áo: quyên góp hoặc dùng làm khăn, giẻ lau, lót ổ cho thú cưng,...
- Tái chế: dùng vỏ chai nhựa làm bình cắm hoa, bình tưới, chậu cây,...