1. ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN
Câu hỏi 1. Dựa vào Bảng 9.1, hãy thực hiện các yêu cầu sau:
a) Xác định thời gian để ca nô đi được quãng đường 60km.
b) Tính tốc độ của ca nô trên quãng đường 60km.
c) Dự đoán vào lúc 9h00, ca nô sẽ đến vị trí cách bến tàu bao nhiêu km. Cho biết tốc độ của ca nô không đổi.
Hướng dẫn giải :
a) Thời gian để ca nô đi được quãng đường 60km là: 2 giờ.
b) Tốc độ của ca nô trên quãng đường 60km là: v = $\frac{s}{t}$ = $\frac{60}{2}$= 30 (km/h).
c) Vào lúc 9h00, ca nô sẽ đến vị trí cách bến tàu: v = $\frac{s}{t}$=> s = v.t = 30.3 = 90 (km).
Câu hỏi 2. Nêu nhận xét về đường nối các điểm O, A, B, C, D trên Hình 9.2 (thẳng hay cong, nghiêng hay nằm ngang).
Hướng dẫn giải :
Đường nối các điểm O, A, B, C, D trên Hình 9.2 là một đường thẳng nằm nghiêng
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Luyện tập: Dựa vào bảng ghi số liệu dưới đây về quãng đường và thời gian của một người đi bộ, em hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người này.
Vận dụng: Trong trường hợp nào thì đồ thị quãng đường – thời gian có dạng là một đường thẳng nằm ngang?
2. VẬN DỤNG ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN
Luyện tập: Từ đồ thị ở Hình 9.3, hãy nêu cách tìm:
a) Thời gian để ca nô đi hết quãng đường 60km.
b) Tốc độ của ca nô.
Vận dụng: Cách mô tả một chuyển động bằng đồ thị quãng đường – thời gian có ưu điểm gì?
Câu hỏi 1. Dựa vào các thông tin về quãng đường và thời gian của một người đi xe đạp trong hình dưới, hãy :
a, Lập bảng ghi các giá trị quãng đường s và thời gian t của người này
b. Vẽ đồ thị quãng đuòng- thời gian của người đi xe đạp nói trên.
Câu hỏi 2. Dựa vào đồ thị quãng đường – thời gian của ô tô (hình bên) để trả lời các câu hỏi sau:
a) Sau 50 giây, xe đi được bao nhiêu mét?
b) Trên đoạn đường nào xe chuyển động nhanh hơn? Xác định tốc độ của xe trên mỗi đoạn đường.