Giải bài 7: Văn hóa Trung Quốc - Sách lịch sử và địa lí 7 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
1. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 7.1, hình 7.2, hãy giới thiệu và nhận xét về một số tư tưởng và tôn giáo của Trung Quốc từ TK VII - giữa TK XIX.
Câu trả lời:
- Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc. Thời Tùy, Đường, hệ thống khoa cử được mở rộng, từng bước đưa các nho sĩ trở thành trụ cột của nền hành chính. Nho giáo cũng thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hoá Trung Quốc.
- Dưới thời Đường, Phật giáo rất thịnh hành và được đông đảo các tầng lớp xã hội tôn sùng. Nhiều vị hoàng đế cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng, in kinh Phật.
2. Văn học, sử học
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 7.3, hãy giới thiệu và nhận xét về các thành tựu văn học và sử học của Trung Quốc thời phong kiến.
Câu trả lời:
- Thành tựu về văn học: có nhiều thành tựu tiêu biểu ở các thể loại: phú, thơ, từ, kịch, tiểu thuyết chương hồi.
+ Thời Đường, thơ ca Trung Quốc phát triển đến định cao với khoảng 2 000 nhà thơ và 50 000 tác phẩm. Có thể kể đến các nhà thơ tiêu biểu, như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bach Cu Di....
+ Dưới thời Minh, Thanh, tiểu thuyết chương hồi phát triển với nhiều kiệt tác, như Tam quốc diễn nghĩa (của La Quán Trung), Thuỷ hủ (của Thi Nại Am), Tây du kí (của Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (của Tào Tuyết Cần),....
- Thành tựu về sử học: Trung Quốc có truyền thống biên soạn lịch sử, được thực hiện bởi cả nhà nước và tư nhân.
+ Vào thời Đường, cơ quan chép sử nhà nước được thành lập, gọi là Sử quán. Nền sử học Trung Quốc có nhiều công trình lớn, tiêu biểu là 26 bộ sử của các triều đại, như Tống sử, Nguyên sử, Minh sử, Thanh thực lục.... và sự ra đời của nhiều bộ bách khoa thư đồ sộ, như Vĩnh Lạc đại điển (thời Minh), Tử khổ toàn thư (thời Thanh),...
3. Nghệ thuật
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 7.4, hãy giới thiệu và nhận xét về các thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của Trung Quốc đối với TK VII - XIX.
Câu trả lời:
Các thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của Trung Quốc đối với TK VII - XIX:
- Nghệ thuật Trung Quốc phát triển đa dạng, đạt tới trình độ cao ở nhiều lĩnh vực như kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, thư pháp, chế tác đồ thủ công,
- Nhiều công trình kiến trúc đặc sắc đã trở thành biểu tượng của văn hoá Trung Quốc, như Vạn Lý Trường Thành, lầu Hoàng Hạc, chùa Thiếu Lâm, Tử Cấm Thành,...
4. Khoa học và kĩ thuật
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 7.5 hãy:
- Trình bày các thành tựu về khoa học và kĩ thuật của Trung Quốc
- Đánh giá tầm quan trọng của các phát minh khoa học và kĩ thuật của Trung Quốc.
Câu trả lời:
- Những phát minh khoa học, kĩ thuật từ thời kì cổ đại của Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến lịch sử văn minh nhân loại.
+ Nghề dệt lụa tơ tằm, làm giấy, làm gốm,... tiếp tục được duy trì và tiến bộ hơn.
+ Bên cạnh đó là sự xuất hiện của các thành tựu mới, như làm đồ sứ, chế tạo thuốc súng, khai thác hầm mỏ, chế tạo bánh lái tàu thuyền, cải tiến la bàn đi biển,...
+ Sự phát triển từ kĩ thuật in khắc gỗ sang in bằng chữ rời ở Trung Quốc (thế kỉ XI) giúp gia tăng số lượng sách và hoạt động truyền bá tri thức.
+ Từ thế kỉ XI, thuốc súng bắt đầu được người Trung Quốc sử dụng làm vũ khí.
+ Dưới thời Tống, họ đã sử dụng la bản đề đi biển, tạo ra một bước tiến mới trong kĩ thuật hàng hải.
- Đánh giá tầm quan trọng các phát minh khoa học và kĩ thuật của Trung Quốc: các thành tựu văn hoá của Trung Quốc không chỉ thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc, mà còn có ảnh hưởng tới khu vực châu Á và thế giới.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu hỏi phần luyện tập
Câu hỏi 1: Giới thiệu các thành tựu văn hoá chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến.
Câu hỏi 2: Văn hoá Trung Quốc đã có những đóng góp quan trọng nào cho lịch sử nhân loại?
Câu hỏi phần vận dụng
Câu hỏi 3: Hãy sưu tầm tư liệu về ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc ở khu vực châu Á, đề giới thiệu cho thầy cô và bạn cùng lớp.