Giải bài 7: Công nghiệp - Sách VNEN lịch sử và địa lí lớp 5 trang 101. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động cơ bản

1. Tìm hiểu các ngành công nghiệp

Đọc kĩ bảng dưới đây hãy:

  • Kể tên các ngành công nghiệp của nước ta và 5 sản phẩm của mỗi ngành (trừ điện).
  • Nhận xét về các ngành công nghiệp của nước ta.

c. Quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau:

  • Các hình ảnh thể hiện ngành công nghiệp nào?
  • Nêu nhận xét về số lượng ngành công nghiệp nước ta
  • Nêu vai trò của ngành công nghiệp.

2. Tìm hiểu sự phân bố các ngành công nghiệp

b. Tìm những nơi có ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít; công nghiệp nhiệt điện, thủy điện trên lược đồ hình 3

c. Làm bài tập sau:

Ghép mỗi ý ở cột bên trái với các ý ở cột bên phải sao cho phù hợp với đặc điểm phân bố của các ngành công nghiệp.

Ngành công nghiệp Nơi phân bố

1. Điện (nhiệt điện)

2. Điện (thủy điện)

3. Khai thác khoáng sản

4. Cơ khí, dệt may, thực phẩm

a. ở nơi có nhiều khoáng sản

b. ở gần nơi có than, dầu khí

c. Ở nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng 

d. ở nơi có nhiều thác ghềnh

3. Tìm hiểu các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta

a. Quan sát lược đồ hình 3 và nêu:

  • Tên trung tâm công nghiệp rất lớn.
  • Tên ba trung tâm công nghiệp lớn.
  • Tên ba trung tâm công nghiệp vừa.

b. Quan sát sơ đồ hình 4:

  • Đọc tên sơ đồ.
  • Kể tên các điều kiện giúp thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

4. Tìm biểu về nghề thủ công

a. Quan sát hình 5 và ghi tên các nghề tương ứng với mỗi hình vào vở.

b. Đọc thông tin trang 151 SGK và trả lời câu hỏi:

Kể tên một số làng nghề thủ công nổi tiếng ở nước ta và cho biết sản phẩm của các làng nghề đó.

c. Hoàn thiện sơ đồ sau vào vở:

5. Liên hệ thực tế

  • Địa phương em có nghề thủ công nào? Sản phẩm của nghề đó được tiêu thụ ở đâu?
  • Kể tên một số mặt hàng thủ công ở nước ta được xuất khẩu ra nước ngoài.

B. Hoạt động thực hành

1. Làm bài tập

Viết tên các ngành công nghiệp, nghề thủ công vào bảng sau

Ngành công nghiệp Nghề thủ công
   

2. Trò chơi ô chữ

Nhóm trưởng lấy từ góc học tập bảng ô chữ như hình dưới đây (SGK/153).

Đọc, trả lời câu hỏi dưới đây và viết vào ô chữ:

Ô chữ dòng:

1) Tên một loại khoáng sản có nhiều ở Quảng Ninh.

2) Tên ngành công nghiệp tạo ra các loại máy móc và phương tiện giao thông.

3) Tên một sản phẩm của ngành công nghiệp có thiết bị làm lạnh để giữ cho các thứ bên trong (thường là thực phẩm) được ở trong trạng thái không bị hư hỏng trong khoảng thời gian nhất định.

4) Tên ngành công nghiệp sản xuất ra thuốc trừ sâu, phân bón, xà phòng.

5) Tên một loại phương tiện giao thông đường bộ được lắp ráp ở nước ta.

6) Tên sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến có vị ngọt, dùng trong nước giải khát hoặc làm gia vị.

7). Tên sản phẩm của ngành luyện kim, có màu xám, tính giòn và cứng.

Nhóm nào trả lời xong và tìm ra được nội dung ô chữ hàng dọc là nhóm thắng cuộc.

C. Hoạt động ứng dụng

1. Tìm hiểu về ngành công nghiệp

a. Hỏi người thân về ngành công nghiệp ở địa phương em (tên ngành, sản phẩm, nơi tiêu thụ)

b. Giới thiệu với các bạn trong lớp về ngành công nghiệp ở địa phương.