Giải bài 6B: Em là con ngoan, trò giỏi - Sách VNEN tiếng Việt lớp 3 trang 44. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động cơ bản
1. Trò chơi: xếp đúng tranh.
Xếp lại các tranh theo đúng trình tự trong câu chuyện: Bài tập làm văn. Ghi kết quả ra giấy.
M: Đoạn 1 - Tranh 3.
2. Dựa vào các tranh trên, lần lượt kể lại từng câu chuyện Bài tập làm văn
4. Trò chơi: Giải ô chữ.
Nghe thầy cô đọc lời gợi ý, đoán xem đó là từ gì?
Biết răng các từ ở cột được in màu có nghĩa là: Buổi lễ mở đầu năm học mới.
- Dòng 1: Được học tiếp lên lớp trên (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ L).
- Dòng 2: Đi thành hàng ngũ diễu qua lễ đài hoặc đường phố để biểu dương sức mạnh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ D).
- Dòng 3: Sách dùng để dạy và học trong nhà trường (gồm 3 tiếng, bắt đầu bằng chữ S).
- Dòng 4: Lịch học trong nhà trường (gồm 3 tiếng, bắt đầu bằng chữ T).
- Dòng 5: Những người thường được gọi là phụ huynh học sinh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ C).
- Dòng 6: Nghỉ giữa buổi học (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ R).
- Dòng 7: Học trên mức khá (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ H).
- Dòng 8: Có thói xấu này thì không thể học giỏi (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ L).
- Dòng 9: Thầy cô nói cho học sinh hiểu bài (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ G).
- Dòng 10: Hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, xử trí nhanh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ T).
- Dòng 11: Người phụ nữ dạy học (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ C).
B. Hoạt động thực hành
1. Viết vào vở theo mẫu
2. Chơi trò chơi: Tìm từ viết đúng
Đọc thẻ từ, chọn các từ ngữ viết đúng chính tả ghi vào bảng nhóm
kheo chân, khoeo chân, người lẻo khẻo, người lẻo khoẻo, nghéo tay, nghoéo tay.
3. Thực hiện yêu cầu trên phiếu học tập.
(Làm bài a hoặc b theo hướng dẫn của thầy cô).
a. Điền vào chỗ trống s hay x?
Có ngàn tia nắng nhỏ
Đi học ..áng hôm nay
Có trăm trang ...ách mở
...òe như cánh chim bay.
Tránh nắng, từng dòng chữ
...ếp thành hàng nhấp nhô
“I” gầy nên đội mũ
“O” mang nón giông “Ô”.
(Thy Ngọc)
b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
Bà em ơ làng quê
Lưng còng như dấu hoi
Vân hay lam hay làm
Chi lo con cháu đói.
Chi một niềm ước ao
Cháu làm chăm, học gioi
Mắt bà sáng niềm vui
Cháu điêm mười đo chói.
(Phạm Đông Hưng)