Giải bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình sách kết nối tri thức công nghệ 3. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
1. NHẬN BIẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG KHÔNG AN TOÀN
Khám phá
Em hãy quan sát Hình 1 và cho biết các nhân vật trong hình có thể gặp nguy hiểm gì?
Câu trả lời:
Các nhân vật trong hình có thể gặp nguy hiểm:
- Hình a: giật điện do không tắt bình nóng lạnh trước khi tắm, bình có khả năng bị rò rỉ điện.
- Hình b: cháy nổ do đưa nguồn lửa, nguồn nhiệt lại gần bình ga.
- Hình c: đứt tay do mảnh vỡ của bình hoa.
- Hình d: bỏng do sờ tay vào ấm nước đang sôi.
- Hình e: giật điện do chọc đồ vật vào ổ điện.
- Hình g: đứt tay do nghịch dao.
Luyện tập
Em hãy lựa chọn và sắp xếp các thẻ tình huống có thể gây bỏng, hoặc gây điện giật để hoàn thiện bảng theo mẫu gợi ý dưới đây:
Câu trả lời:
Tình huống gây bỏng | Tình huống gây điện giật |
Để lửa gần bình ga | Chọc đồ vật vào ổ điện |
Với tay lấy phích nước nóng để ở trên cao | Chạm vào dây điện bị hở khi đang có điện |
Để bàn là đang nóng gần người |
|
Để tay vào hơi xì trên nắp nồi hầm |
|
B. Bài tập và hướng dẫn giải
2. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ
Khám phá
Em hãy quan sát Hình 2 và thảo luận về những lưu ý khi sử dụng sản phẩm công nghệ trong gia đình?
Luyện tập
Em hãy cùng bạn chia sẻ về một số lưu ý khi sử dụng các sản phẩm công nghệ trong gia đình
3. XỬ LÍ TÌNH HUỐNG KHI CÓ SỰ CỐ KHÔNG AN TOÀN
Khám phá
Dựa vào những hình dưới đây, em hãy nêu cách xử lí tình huống khi có sự cố mất an toàn?
Vận dụng
Em hãy sắp xếp các thẻ mô tả cách xử lí một số tình huống vào bảng cho phù hợp.
Em hãy cùng người thân chia sẻ về những lưu ý khi sử dụng một số sản phẩm công nghệ trong gia đình để đảm bảo an toàn và tiết kiệm năng lượng.