Giải bài 40: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh - Sách địa lí 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
I. Phát triển bền vững
1. Khái niệm
Câu 1. Dựa vào hình 40, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày khái niệm phát triển bền vững.
Hướng dẫn giải:
Khái niệm phát triển bền vững:
- Là sự phát triển để thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, môi trường.
- Là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.
2. Sự cần thiết của phát triển bền vững
Câu 2. Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy giải thích vì sao phải phát triển bền vững.
Hướng dẫn giải:
Phải phát triển bền vững vì:
* Về kinh tế:
- Các hoạt động nông, công, lâm nghiệp, giao thông vận tải,… làm ô nhiễm môi trường.
- Đạt các mục tiêu tăng trưởng GDP quá cao trong thời gian ngăn đã dẫn tới việc khai thác tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn, đồng thời cũng tạo ra chất thải nhiều hơn. => môi trường sinh thái dần bị suy giảm.
* Về xã hội: Tình trạng gia tăng dân số quá nhanh, tỉ lệ người nghèo ở một số nước đang phát triển nhiều lên, hiện tượng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập phổ biến,...
* Về tự nhiên:
- Tài nguyên thiên nhiên ngày cảng suy giảm nghiệm trọng.
- Môi trường bị ô nhiễm nặng nề.
- Nhiều giống loài động vật, thực vật quý hiểm có nguy cơ tuyệt chủng.
=> Vì vây, cần pử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường, phát triển phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao trong môi trường sống lành mạnh.
II. Tăng trưởng xanh
1. Khái niệm
Câu 3. Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết thế nào là tăng trưởng xanh.
Hướng dẫn giải:
* Tăng trưởng xanh:
Là một phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững, có vai trò trong giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại.
Là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp cho đời sống và sản xuất của con người trong hiện tại và cho thế hệ tương lai.
2. Biểu hiện của tăng trưởng xanh
Câu 4. Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Liệt kê các biểu hiện của tăng trưởng xanh.
- Tìm ví dụ về các hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, địch vụ) đã hạn chế được phát thải khí nhà kính trong thời gian gần đây.
Hướng dẫn giải:
* Các biểu hiện của tăng trưởng xanh:
- Tăng trưởng xanh góp phần giảm phát thải khí nhà kính.
- Xanh hoá trong sản xuất.
- Xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững.
* Hoạt động hạn chế được phát thải khí nhà kính trong thời gian gần đây tại Việt Nam trong từng ngành:
Việt Nam là một trong những nước có lượng phát thải KNK liên tục tăng, từ mức hơn 21 triệu tấn (năm 1990) lên 150 triệu tấn CO2 (năm 2000); dự tính lượng khí thải CO2 sẽ tăng lên 300 triệu tấn vào năm 2020. Trong đó, 46% lượng KNK phát thải từ việc sử dụng năng lượng tại các tòa nhà (dân cư, thương mại, hành chính), sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản; 5% từ hoạt động giao thông; 6% từ chất thải; 3% còn lại là từ các lĩnh vực khác.
- Năng lượng: KNK chủ yếu được phát thải từ việc đốt nhiên liệu và phát tán trong quá trình khai thác, vận chuyển.
Trong giao thông vận tải: phát thải giao thông đường bộ chiếm đến hơn 90%; phát thải giao thông đường sắt, đường thủy và đường hàng không chiếm gần 10%. Ngành hàng không dân dụng cũng có lượng phát thải KNK đáng kể và ngày càng gia tăng.
- Quá trình và các sản phẩm công nghiệp: các loại hình sản xuất chính sinh ra KNK là: sản xuất xi măng, sản xuất vôi, sản xuất amoni và sản xuất sắt thép.
- Nông nghiệp: là ngành gây phát thải khí nhà kính lớn làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu. Canh tác lúa, lên men dạ cỏ gia súc nhai lại, sử dụng đất nông nghiệp, quản lý chất thải chăn nuôi, đốt rơm rạ phế phụ phẩm nông nghiệp là những nguồn phát thải khí nhà kính lớn.
- Chất thải: phát thải từ lĩnh vực chất thải chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, từ các nguồn khác nhau, trong đó trên 80% là từ các khu đô thị.
* Phát thải KNK tại Việt Nam giai đoạn 2014–2030
Xét theo lĩnh vực, lượng KNK phát thải trong cả năm lĩnh vực (năng lượng, nông nghiệp, IP, chất thải) đều có xu hướng tăng mạnh hơn trong giai đoạn 2014–2030 Cụ thể, theo dự báo, lượng KNK phát thải tăng từ 283,97 triệu tấn CO2tđ (2014) lên 927,9 triệu tấn CO$^2$tđ (2030) (tăng 3,2 lần). Trong đó, phát thải trong lĩnh vực năng lượng chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 73,1%), lĩnh vực IP vượt lên đứng vị trí thứ hai (15,1%), lĩnh vực nông nghiệp đứng thứ ba (chiếm 12,1%) và lĩnh vực chất thải đứng thứ tư (chiếm 5,0%).
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Luyện tập
Câu 1. Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện sự cần thiết của phát triển bền vững.
Câu 2. Em hãy lấy ví dụ về một trong các biểu hiện của tăng trưởng xanh.
Vận dụng
Liệt kê những giải pháp em có thể thực hiện để xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững.