Ở bài 39, chúng ta đã được tìm hiểu về sự phát triển của công nghiệp vùng Đông Nam Bộ. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu rõ hơn về vùng đất này thông qua bài thực hành phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ địa lí 12. .

Bài tập 1:

Bảng 40.1: Sản lượng dầu thô khai thác qua một số năm:

Năm

Sản lượng (nghìn tấn)

1986

40

1988

688

1990

2700

1992

5500

1995

7700

1998

12500

2000

16291

2002

16863

2005

18519

Tiềm năng dầu khí của vùng:

  • Dầu khí nước ta có trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn, tập trung trên  diện tích khoảng 500.000 km2, trải rộng khắp vùng biển bao gồm các bể trầm tích: Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai. Trong các bể trầm tích trên thì bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn ở ĐNB được coi là có trữ lượng lớn nhất và có ưu thế về dầu khí.

 Sự phát triển của công nghiệp dầu khí:

Giải bài 40 địa lí 12: Thực hành phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ

Gắn liền với lịch sử khai thác dầu khí của cả nước ,sản lượng dầu khí hàng năm tăng nhanh do được chú trọng đầu tư vốn, kĩ thuật khai thác và tiếp tục thăm dò phát hiện dầu khí ở các vùng lân cận như Kim Cương ,Bạch Ngọc…

Tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế của ĐNB:

  • Trong việc phát triển công nghiệp của vùng thì công nghiệp khai thác là một trong những ngành trọng điểm .Dầu khí được sử dụng chủ yếu cho ngành lọc dầu và hóa lỏng khí tiêu biểu:
    • Một số nhà máy lọc dầu: Nhà máy lọc dầu số 3 (Bà Rịa – Vũng Tàu); tổ hợp hóa dầu Long Sơn(Bà Rịa – Vũng Tàu) …
    • Khí đốt được dẫn bằng đường ống dài 120km từ mỏ Bạch Hổ vào đất liền phục vụ cho các nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ và hóa lỏng ra nguồn nhiên liệu sạch dùng trong các gia đình.
  • Ngoài ra vùng còn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi).Sự phát triển dầu khí gắn liền với hệ thống đường ống dẫn dầu, khí -Việc khai thác dầu khí cần quan tâm đến vấn đề môi trường (môi trường biển).

Bài tập 2:

Bảng 40.2: Gía trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (giá so sánh 1994)

Giá trị sản xuất công nghiệp

1995

2005

Tổng số

50508

199622

Nhà nước

19607

48058

Ngoài nhà nước

9942

46738

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

20959

104826

Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm:

Xử lí bảng số liệu sang đơn vị %:

Giá trị sản xuất công nghiệp

1995

2005

Tổng số

100

100

Nhà nước

38,8

24,1

Ngoài nhà nước

19,7

23,4

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

41,5

52,5

 Giải bài 40 địa lí 12: Thực hành phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ

Nhận xét:

  • Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu vực kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng về tỉ trọng ( năm 1995 là 41,55 năm 2005 là 52,5%). Đây là khu vực sản xuất công nghiệp quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ vì Đông Nam Bộ chiếm trên 67,5% số vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
  • Khu vực công nghiệp nhà nước có tỉ trọng thấp và tỉ trọng có xu hướng giảm từ 38,8% năm 1995 và còn 24,1% năm 2005.
  • Tỉ tọng của khu vực ngoài nhà nước đứng vị trí thứ 2 sau khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tỉ trọng có xu hướng tăng (từ 19,7% năm 1995 tăng lên 23,4% năm 2005).