1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

Câu hỏi 1. Quan sát Hình 4.1, em hãy cho biết:

a) nguyên tử của những nguyên tố nào có cùng số lớp electron.

b) nguyên tử của những nguyên tố nào có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau.

Hướng dẫn giải :

a) Nguyên tử của những nguyên tố có cùng số lớp electron: 

  • 1 lớp electron: H, He.
  • 2 lớp electron: Li, Be, B, C, N, O, F, Ne.
  • 3 lớp electron: Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar.
  • 4 lớp electron: K, Ca.

b) Nguyên tử của những nguyên tố có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau:

  • 1 electron: H, Li, Na, K.
  • 2 electron: He, Be, Mg, Ca.
  • 3 electron: B, Al.
  • 4 electron: C, Si.
  • 5 electron: N, P.
  • 6 electron: O, S.
  • 7 electron: F, Cl.
  • 8 electron: Ne, Ar.

Luyện tập: Dựa vào cơ sở nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?

Hướng dẫn giải :

Để sắp xếp các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn dựa vào :

  • Dựa theo số điện tích hạt nhân của nguyên tử.
  • Dựa theo số lớp electron trong nguyên tử.
  • Dựa theo tính chất hoá học của nguyên tố.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

2. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

Câu hỏi 2. Dựa vào thông tin được cung cấp và Hình 4.2, em hãy cho biết bảng tuần hoàn được cấu tạo như thế nào?

Câu hỏi 3. Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố hoá học cho biết những thông tin gì về nguyên tố đó?

Luyện tập: Cho biết những thông tin cơ bản về nguyên tố hoá học đã cho dưới đây:

Câu hỏi 4. Quan sát Hình 4.4 và trả lời các câu hỏi sau:

a) Mỗi chu kì bắt đầu từ nhóm nào và kết thúc ở nhóm nào?

b) Em hãy chỉ ra sự tuần hoàn ở mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

Câu hỏi 5. Quan sát Hình 4.5, cho biết những nguyên tố nào có tính chất tương tự nhau.

Luyện tập: Dựa vào hình 4.2, hãy hoàn thành các thông tin còn thiếu trong bảng sau:

3. CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI

Câu hỏi 6. Dựa vào bảng tuần hoàn (Hình 4.2), em hãy cho biết vị trí (nhóm, chu kì) của các nguyên tố K, Mg, Al.

Câu hỏi 7. Một kim loại ở thể lỏng trong điều kiện thường, được ứng dụng để chế tạo nhiệt kế. Đó là kim loại nào? Cho biết vị trí (chu kì, nhóm) của nguyên tố kim loại đó.

Luyện tập : Mỗi kim loại đều có vai trò và ứng dụng khác nhau trong đời sống, em hãy cho biết những kim loại nào thường được sử dụng để làm trang sức. Dựa vào hình 4.2, hãy cho biết vị trí ( ô, chu kì, nhóm ) trong bảng tuần hoàn

4. CÁC NGUYÊN TỐ PHI KIM

Câu hỏi 8. Carbon, nitrogen, oxygen và chlorine là những nguyên tố phi kim phổ biến và gần gũi trong đời sống. Em hãy cho biết vị trí (nhóm, chu kì) của chúng trong bảng tuần hoàn.

Vận dụng: Tìm hiểu qua thực tế, hãy cho biết nguyên tố phi kim nào có trong thành phần của kem đánh răng. Nguyên tố phi kim nào có trong thành phần muối ăn. Chúng thuộc chu kì và nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

5. NHÓM CÁC NGUYÊN TỐ KHÍ HIẾM

Câu hỏi 9. Sử dụng Hình 4.1, em hãy nhận xét về số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm.

Luyện tập : Vào những dịp lễ tết hay lễ hội, ở một số thành phố hay khu vui chơi giải trí công cộng, chúng ta thường nhìn thấy khinh khí cầu đủ màu sắc bay trên bầu trời. Theo em, người ta đã bớm khí nào vào khinh khí cầu trong số các khí : oxygen, helium, hydrogen. Giải thích sự lựa chọn đó ?

BÀI TẬP

Câu hỏi 1. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo:

A. thứ tự chữ cái trong từ điển.

B. thứ tự tăng dần điện tích hạt nhân.

C. thứ tự tăng dần số hạt electron lớp ngoài cùng.

D. thứ tự tăng dần số hạt neutron.

Câu hỏi 2. Những nguyên tố hoá học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?

A. O, S, Se                 

B. N, O, F                 

C. Na, Mg, K                 

D. Ne, Na, Mg

Câu hỏi 3. Những nguyên tố hoá học nào sau đây thuộc cùng một chu kì?

A. Li, Si, Ne               

B. Mg, P, Ar               

C. K, Fe, Ag                   

D. B, Al, In

Câu hỏi 4. Cho các nguyên tố sau: Ge, S, Br, Pb, C, Mo, Ba, Ar, Hg. Hãy sắp xếp chúng vào bảng dưới đây:

Câu hỏi 5. Xác định vị trí (ô nguyên tố, chu kì, nhóm) của các nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn :

a) Magnesium (Mg).

b) Neon (Ne).

Câu hỏi 6. Tìm hiểu tự internet hay tài liệu (sách, báo), em hãy viết một đoạn thông tin về nguyên tố hoá học cần thiết cho sự hô hấp của con người và sinh vật trên Trái Đất.