Nhằm áp dụng kiến thực lí thuyết vào thực tiễn. Trắc nghiệm Online chia sẻ tới các bạn Bài 39: Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn. .

Nội dung bài học gồm hai phần:

  • Lý thuyết về tính chất hóa học của sắt, đồng, crom và một số hợp chất quan trọng của chúng
  • Giải các thí nghiệm SGK

A. Lý thuyết

1. Tính chất hóa học của sắt và một số hợp chất quan trọng

a, Sắt có tính khử trung bình

  • Tác dụng với phi kim:

2Fe + 3Cl $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$  2FeCl3

  • Tác dụng với axit:

Fe + 2HCl $\rightarrow $ FeCl+ H2

Fe + 4HNO3(loãng) → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

  • Tác dụng với dung dịch muối:

Fe + CuSO4 $\rightarrow $ FeSO+ Cu

b, Một số hợp chất của sắt

Sắt (II) hiđroxit - Fe(OH)2là chất rắn màu trắng , hơi xanh, không tan trong nước.

  • Điều chế:  FeCl2 + 2NaOH →  Fe(OH)2 + 2NaCl
  • Trong không khí Fe(OH)dễ bị oxi hoá thành Fe(OH)màu nâu đỏ:

                     4Fe(OH)2 + O2  + 2H2O →   4Fe(OH)3 nâu đỏ.

Muối sắt (II): 

  • Muối sắt (II) dễ bị oxi hoá tạo thành muối sắt (III)

      FeCl2 + Cl2 →   2FeCl3

  • Điều chế: Cho Fe, FeO, Fe(OH)2 tác dụng với HCl, H2SO4 loãng

   Fe + 2HCl →   FeCl2 + H2

2. Tính chất hóa học của đồng và một số hợp chất quan trọng

a, Đồng là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu.

  • Tác dụng với phi kim

Cu + O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ CuO

  • Tác dụng với axit: không khử được nước và ion H+ trong dd HCl, H2SO4 loãng

3Cu  + 8HNO3(loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

b, Một số hợp chất quan trọng của đồng

Đồng (II) hiđroxit - Cu(OH)2

  • Cu(OH)2 là chất rắn màu xanh, không tan trong nước.
  • Cu(OH)2 là một bazơ:   Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
  • Dễ bị nhiệt phân: Cu(OH)2 →(to)  CuO + H2O

Muối đồng (II)

  • Các dung dịch muối đồng đều có màu xanh

                      CuSO4.5H2O →(to)   CuSO4   +  5H2O

                      (màu xanh)             (màu trắng) 

3. Tính chất hóa học của crom và một số hợp chất quan trọng

a, Crom có tính khử mạnh hơn sắt

  • Tác dụng với các phi kim cở nhiệt độ cao trừ flo:

2Cr   +   3Cl2  →(to)  2 CrCl3

  • Tác dụng với nước: không tác dụng với nước do có màng oxit bảo vệ.
  • Tác dụng với axit: tạo thành muối crom (II)

Cr  +  2HCl  →  CrCl2   +   H2

  • Chú ý: Crom thụ động trong axit H2SO4 và HNO3 đặc, nguội

b, Một số hợp chất quan trọng của crom

Crôm (III) hidroxit: Cr(OH)3  là chất rắn màu xanh nhạt.

  • Cr(OH)3 là hidroxit lưỡng tính

        Cr(OH) + NaOH  →  Na[Cr(OH)4]            

        Cr(OH)3 +  3HCl  → CrCl3  +   3H2O

Muối crom (VI): Là những hợp chất bền

  • Muối crômat: Na2CrO4,...là những hợp chất có màu vàng của ion CrO42-.
  • Muối đicrômat: K2Cr2O7... là muối có màu da cam của ion Cr2O72-.
  • Giữa ion CrO42- và ion Cr2O72- có sự chuyển hoá lẫn nhau theo cân bằng.

                                             Cr2O72-  +  H2O  → 2CrO42-  +  2H+

                                             (da cam)                    (vàng)

B. Giải thí nghiệm SGK trang 168

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2

  • Nhận xét màu của dung dịch mới tạo thành khi phản ứng gần kết thúc (lúc bọt khí sủi lên chậm).
  • Viết phương trình hóa học của phản ứng.

Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2

  • Quan sát màu kết tủa thu được.
  • Viết phương trình hóa học của phản ứng.

Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr27

  • Quan sát hiện tượng xảy ra.
  • Giải thích, viết phương trình hóa học.

Thí nghiệm 4. Phản ứng của đồng với H2SO4 đặc nóng

  • Quan sát hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học của phản ứng.
  • Tiếp tục quan sát hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng.