1. MỐI QUAN HỆ GIỮA TẾ BÀO VỚI CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
Câu hỏi 1. Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng một tế bào có thể đảm nhận chức năng của một cơ thể sống.
Hướng dẫn giải :
Ví dụ chứng tỏ rằng một tế bào có thể đảm nhận chức năng của một cơ thể sống:
Trùng roi là sinh vật đơn bào:
- Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một roi dài xoáy vào nước giúp cơ thể vừa tiến vừa xoay.
- Cấu tạo: gồm nhân và chất nguyên sinh chứa các hạt diệp lục như thực vật, các hạt dự trữ, điểm mắt và không bào co bóp.
- Dinh dưỡng: tự dưỡng, dị dưỡng.
- Hô hấp: nhờ sự trao đổi khí qua màng.
- Bài tiết: không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm bài tiết thải ra ngoài giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Sinh sản: bằng cách phân đôi cơ thể.
=> Có đầy đủ chức năng của một đơn vị sống độc lập.
Câu hỏi 2. Vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa tế bào/cơ thể - môi trường đối với cơ thể đơn bào.
Hướng dẫn giải :
Sơ đồ về mối quan hệ giữa tế bào/cơ thể - môi trường đối với cơ thể đơn bào:
Luyện tập: Chứng minh rằng cơ thể đơn bào (có cấu tạo tế bào nhân sơ hay nhân thực) là một cơ thể thống nhất.
Chứng minh cơ thể đơn bào (có cấu tạo tế bào nhân sơ hay nhân thực) là một cơ thể thống nhất:
- Cơ thể đơn bào chỉ cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các chức năng sống.
- Có màng tế bào giúp bảo vệ các thành phần bên trong và ngăn cách, thực hiện quá trình trao đổi chất với môi trường bên ngoài.
- Tế bào vừa trao đổi chất với môi trường, vừa thực hiện quá trình trao đổi và chuyển hoá năng lượng bên trong => Lớn lên, sinh sản, và cảm ứng.
- Các hoạt động sống được thực hiện ở cấp độ cơ thể.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu hỏi 3. Quan sát Hình 39.2, hãy nêu mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường thông qua hoạt động trao đổi chất ở thực vật.
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HOẠT ĐỘNG SỐNG TRONG CƠ THỂ
Câu hỏi 4. Quan sát Hình 39.3, hãy mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể.
Câu hỏi 5. Trong cơ thể sống, hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động sống khác?
Vận dụng: Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là do hoạt động sống nào chi phối? Giải thích.
Luyện tập: Lấy ví dụ về tính thống nhất trong cơ thể sinh vật phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các hoạt động sống.
Luyện tập: Lấy ví dụ về tính thống nhất trong cơ thể sinh vật phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các hoạt động sống.
BÀI TẬP
Câu hỏi 1. Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường khi em tham gia một cuộc chạy đua.
Câu hỏi 2. Khi ăn cơm, những cơ quan, hệ cơ quan nào trong cơ thể của em hoạt động? Em hãy nêu mối quan hệ giữa các hoạt động đó.