Giải bài 33C: Các con vật quanh ta - Sách VNEN tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 161. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát và nói về các con vật trong bức tranh sau:
2. Viết bài văn tả con vật theo một trong ba đề sau:
- Tả con vật mà em yêu thích,
- Tả con vật nuôi trong nhà em
- Tả một con vật em nhìn thấy trong rạp xiếc gây cho em ấn tượng mạnh
B. Hoạt động thực hành
1. Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau. Viết các trạng ngữ tìm được vào bảng nhóm
a. Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều dội y tế về các bản.
b. Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!
c. Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực
2. Tìm các trạng ngữ thích hợp chỉ mục đích để điền vào chỗ trống trong phiếu học tập
a. ..., xã em vừa đào một con mương.
b. ..., chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.
c. ..., em phải năng tập thể dục.
3. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh. Viết kết quả vào bảng nhóm
a. Vì sao chuột thường gặm các vật cứng? Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của chuột mỗi ngày một mọc dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Để mài cho răng mòn đi,...
(Theo Phạm Văn Bình)
b. Vì sao lợn thường lấy mõm dũi lên đất? Chúng ta biết rằng các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mũi và mồm lợn rừng rất dài, xương mũi rất cứng. Để tìm thức ăn,...
Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.
(Theo Phạm Văn Bình)