Giải bài 33 hóa học 12: Hợp kim của sắt. Để học tốt hoá học 12. Các bài tập trong bài hợp kim của sắt được giải chi tiết dễ hiểu .

A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Gang

1. khái niệm

Gang là hợp kim của sắt với các bon trong đó có từ 2 đến 5% khối lượng các bon, ngoài ra còn một lượng nhỏ các nguyên tố Si, Mn, S,…

2. Phân loại

 Gang xám:  là gang chứa các bon ở dạng than chì.

 Gang trắng: là gang chứa ít các bon hơn, dùng để luyện thép.

3. Sản xuất gang

Nguyên tắc: khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.

Nguyên liệu:  Quặng sắt oxit , than cốc, chất chảy .

Các phản ứng xảy ra trong quá trình luyện quặng thành gang.

  • Phản ứng tạo chất khử CO.

C + O2 →(to) CO2

CO2 + C →(to)  2CO

  • Phản ứng khử sắt oxit

3Fe2O3 + CO →(to)  2Fe3O4 + CO2

Fe3O4 + CO →(to)  3FeO + CO2

FeO + CO →(to)  Fe  + CO2

  • Phản ứng tạo xỉ.

CaCO3 →(to)  CaO + CO2

CaO + SiO2 →(to)  CaSiO3.

II. Thép

1. Khái niệm

Thép là hợp kim của sắt chứa từ 0,01 – 2% khối lượng các bon, cùng với một số nguyên tố khác (Si, Mn, Cr, Ni,,…)

2. Phân loại

Thép thường (hay thép cacbon): thép mềm và thép cứng.

Thép đặc biệt: đưa thêm vào thép thường  một số nguyên tố làm cho thép có tính chất đặc biệt.

3. Sản xuất thép.

Nguyên tắc: Giảm hàm lượng các tạp chất Si, Mn, S, P, C… chất trong gang bằng cách oxi hoá các tạp đó thành oxit, rồi biến thành sỉ và tách ra khỏi thép.

Các phương pháp luyện thép.

  • Phương pháp Bet – xơ – me:
  • Phương pháp Mactanh ( lò Mactanh)

Bài 33: Hợp kim của sắt

  • Phương pháp lò điện.

Bài 33: Hợp kim của sắt

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1. (Trang 151 SGK) 

Nêu những phản ứng chính xảy ra trong lò cao.

Câu 2. (Trang 151 SGK) 

Nêu các phương pháp luyện thép và cho biết ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương pháp.

Câu 3. (Trang 151 SGK) 

Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan quặng này trong dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với BaCl có thấy kết tủa màu trắng (không tan trong axit mạnh). Loại quặng đó là

A. xiđêrit. 

B. hematit.

C. manhetit .

D. pirit sắt.

Câu 4. (Trang 151 SGK) 

Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến Fe cần vừa đủ 2,24 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là

A.15 gam.

B.16 gam.

C.17 gam.

D.18 gam

Câu 5. (Trang 151 SGK) 

Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 gam trong O2 dư thu được 0,1568 lít khí CO2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó là :

A.0,82%.

B. 0,84%

C. 0,85%.

D. 0,86%.

Câu 6. (Trang 151 SGK) 

Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất, lượng sắt bị hao hụt là 1%.