Phản ứng oxi hóa - khử là gì? Thế nào là chất khử, chất oxi hóa ? Để biết chi tiết hơn, Trắc nghiệm Online xin chia sẻ với các bạn bài 32: Phản ứng oxi hóa - khử . Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn..
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
1. Sự khử. Sự oxi hóa
Sự khử:
- Sự tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử
Ví dụ: CuO + H2 →(to) Cu + H2O (1)
Sự oxi hóa:
- Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
Ví dụ : H2 + O2 →(to) H2O (2)
2. Chất khử và chất oxi hóa
- Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.
Ví dụ : H2 trong phản ứng (1) và (2)
- Chất oxi hóa là khí oxi hoặc chất nhường oxi cho các chất khác.
Ví dụ : CuO trong phản ứng (1)
3. Phản ứng oxi hóa – khử
Định nghĩa :
- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1 : Trang 113 sgk hóa 8
Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây:
A. Chất khử là chất nhường oxi cho chất khác;
B. Chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác;
C. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác;
D. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa;
E. Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
Câu 2 : Trang 113 sgk hóa 8
Hãy cho biết trong những phản ứng hóa học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử ? Lợi ích và tác dụng của mỗi phản ứng?
a) Đốt than trong lò: C + O2 →(to) CO2
b) Dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyện kim:
Fe2O3 + 3CO →(to) Fe + 3CO2
c) Nung vôi: CaCO3 →(to) CaO + CO2
d) Sắt bị gỉ trong không khí: 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3
Câu 3 : Trang 113 sgk hóa 8
Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau:
Fe2O3 + CO --->(to) CO2 + Fe
Fe3O4 + H2 --->(to) H2O + Fe
CO2 + Mg --->(to) MgO + C
Các phản ứng hóa học này có phải ứng oxi hóa – khử không? Vì sao? Nếu là phản ứng oxi hóa – khử, cho biết chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? Vì sao?
Câu 4 : Trang 113 sgk hóa 8
Trong phòng thí nghiệm người ta đã dùng cacbon đioxit CO để khử 0,2 mol Fe3O4 và dùng khí hiđro để khử 0,2 mol Fe2O3 ở nhiệt độ cao.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra;
b) Tính số lít khí ở đktc CO và H2 cần dùng cho mỗi phản ứng.
c) Tính số gam sắt thu được ơ mỗi phản ứng hóa học.
Câu 5 : Trang 113 sgk hóa 8
Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hiđro để khử sắt (III) oxit và thu được 11,2 g sắt.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra;
b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng;
c) Tính thể tích khí hiđro đã tiêu thụ (ở đktc).