Sau khi phong trào Cần Vương thế kỉ XIX tan rã,phong trào tự vệ vũ trang chống Pháp của quần chúng cũng tạm thời lắng xuống. Một phong trào cách mạng mới được đẩy lên ở nước ta -phong trào cách mạng có xu hướng dân chủ tư sảnmvới nhiều hình thức phong phú. Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918” lịch sử 8..
A. Kiến thức trọng tâm
I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất
1. Phong trào Đông Du( 1905-1909)
- Hoàn cảnh: Đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật Bản để duy tân tự cường.
- Hoạt động của phong trào:
- Năm 1904 lập ra Hội Duy tân.
- Năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích cầu viện
- Từ năm 1905 đến năm 1908, Hội phát động phong trào Đông Du
- Tháng 9- 1908, Trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật
- Tháng 3- 1909 Phong trào Đông Du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.
- Ý nghĩa: Cách mạng Việt Nam đã hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại.
- Bài học:
- Chủ trương bạo động là đúng nhưng tư tưởng cầu viện là sai lầm
- Cần xây dựng thực lực trong nước, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế chân chính.
2. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907)
- Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục
- Người khởi xướng: Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành
- Thời gian hoạt động: Từ tháng 3 đến tháng 11/ 1907
- Phạm vi hoạt động: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình.
- Mục đích: Mở trường học các môn Lịch sử, địa lí, khoa học thường thức, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo, tuyên truyền tinh thần yêu nước.
- Kết quả: Đông Kinh nghĩa thục ngừng hoạt động
- Ý nghĩa: Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta.
3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì( 1908)
a. Cuộc vận động Duy tân:
- Địa bàn hoạt động: Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
- Người khởi xướng: Phan Chu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng
- Hoạt động chính: Mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến cái mới, vận động và làm theo cái mới, cái tiến bộ.
b. Phong trào chống thuế ở Trung Kì( 1908)
- Nguyên nhân:
- Do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế
- Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân
- Diễn biến: sgk
- Kết quả: Phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu.
II. Phong trào yêu nước trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.
- Xã hội: Bắt lính cung cấp cho chiến tranh.
- Kinh tế: Trồng cây cộng nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái...
- Chính trị, văn hoá: lừa bịp.
=>Mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc.
2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917).
(Đọc thêm)
3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
- Năm 1911, Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp để có cơ hội tới các nước phương Tây.
- Hành trình 6 năm, Người đã đi đến các nước Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Âu.
- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở về Pháp, viết báo, truyền đơn…tố cáo thực dân và tuyên truyền cách mạng cho Việt Nam..
=>Những hoạt động yêu nước chỉ mới bắt đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 144 – sgk lịch sử 8
Dựa vào đâu hội nghị Duy Tân chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập? Em nghĩ gì về chủ trường này?
Câu 2: Trang 145 – sgk lịch sử 8
Đông kinh nghĩa thục có những hoạt động nào?
Câu 3: Trang 146 – sgk lịch sử 8
Nêu những thay đổi trong chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì sao có sự thay đổi đó?
Câu 4: Trang 149 – sgk lịch sử 8
Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 149 – sgk lịch sử 8
Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX theo mẫu.
Câu 2: Trang 149 – sgk lịch sử 8
Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh?
Câu 3: Trang 149 – sgk lịch sử 8
Trình bày đặc điểm nổi bật phong trào yêu nước những năm 1914 – 1918?