Nhằm áp dụng kiến thực lí thuyết vào thực tiễn. Trắc nghiệm Online chia sẻ tới các bạn Bài 30: Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn. .
Nội dung bài học gồm hai phần:
- Lý thuyết tính chất hóa học của natri, magie, nhôm và các hợp chất của chúng
- Giải các thí nghiệm trong SGK
A. Lý thuyết
1. Tính chất hóa học của natri và hợp chất của natri
a, Na có tính khử mạnh: Na → Na+ + e
Ví dụ:
- Cháy trong oxi: 2Na + O2 → Na2O2 (natri peoxit)
- Tác dụng với nước: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
- Tác dụng với dung dịch axit: 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2
b, Hợp chất của Natri
- NaOH: Là bazơ mạnh tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt
NaOH → Na+ + OH-
- NaHCO3: là hợp chất lưỡng tính
Tác dụng với axit: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Tác dụng với bazơ: NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
2. Tính chất hóa học của Magie
Mg có tính khử mạnh: Mg → Mg2+ + 2e
Ví dụ:
- Tác dụng với phi kim: 2Mg + O2 → 2MgO
- Tác dụng với axit loãng: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
- Tác dụng chậm với nước ở nhiệt độ thường.
3. Tính chất hóa học của nhôm và hợp chất của nhôm
a, Al có tính khử mạnh: Al → Al3+ + 3e
Ví dụ:
- Tác dụng với halogen: 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
- Tác dụng với axit: 2Al + 6H+ (loãng) → 2Al3+ + 3H2
2Al + 6H2SO4 (đặc, nóng) → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
- Tác dụng với kim loại: Al + M2On $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ Al2O3 + M
- Tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí H2 : 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2O
- Tác dụng với nước: Bề mặt nhôm có lớp oxit bền không cho nước và khí thấm qua.
b, Hợp chất quan trọng của nhôm
- Nhôm oxit (Al2O3) là oxit lưỡng tính:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3 H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
- Nhôm hidroxit - Al(OH)3: Là chất kết tủa keo, màu trắng, là hidroxit lưỡng tính
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
B. Giải các thí nghiệm SGK trang 135
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với nước
- Quan sát hiện tượng xảy ra. Đun nóng cả hai ống nghiệm và quan sát.
- Nhận xét mức độ phản ứng ở 3 ống nghiệm. Viết phương trình hóa học của các phương trình phản ứng xảy ra.
Thí nghiệm 2: Tác dụng với dung dịch kiềm
- Quan sát bọt khí thoát ra.
- Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3
- Quan sát hiện tượng.
- Viết phương trình hóa học của các phản ứng và giải thích hiện tượng.