Tại sao khi gió to thì đám cháy càng dễ bùng cháy to hơn ? Để biết chi tiết hơn, Trắc nghiệm Online xin chia sẻ với các bạn bài 28: Không khí - Sự cháy . Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn..
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
1. Thành phần của không khí
- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí.
- Thành phần theo thể tích của không khí là 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm,…)
2. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm
- Ô nhiễm không khí, gây tác hại đến sức khỏe con người, động thực vật,...
- Bảo vệ không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, của mỗi quốc gia.
3. Sự cháy – Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy
Khái niệm: Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
Điều kiện phát sinh :
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy ;
- Phải đủ khí oxi cho sự cháy.
Muốn dập tắt sự cháy phải thực hiện một hoặc đồng thời cả hai biện pháp :
- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
- Cách li chất cháy với oxi.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1 : Trang 99 sgk hóa 8
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần của không khí ?
a) 21% nitơ, 78% oxi, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm,…)
b) 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi ;
c) 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác (CO2,CO, khí hiếm,…)
d) 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ.
Câu 2 : Trang 99 sgk hóa 8
Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra tác hại gì ? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành ?
Câu 2 : Trang 99 sgk hóa 8
Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi ?
Câu 4 : Trang 99 sgk hóa 8
Điểm giống và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì ?
Câu 5 : Trang 99 sgk hóa 8
Những điều kiện cần thiết để cho một vật có thể cháy và tiếp tục cháy được là gì ?
Câu 6 : Trang 99 sgk hóa 8
Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao ?