Sau điều ước Pa-tơ-nốt (1884) triều đình phong kiến Nguyễn chính thức đầu hàng TD Pháp. Cuộc kháng chiến chống Pháp vẫn phát triển mạnh vào những năm cuối thế kỉ XIX. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung này qua bài “phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX” lịch sử 8..
A. Kiến thức trọng tâm
I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, vua Hàm Nghi ra “chiếu Cần Vương”.
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến.
- Nguyên nhân
- Sau 2 hiệp ước 1883,1884, phe chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền.
- Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc nhũng người cầm đầu.
=> Phe chủ chiến quyết định ra tay tránh bị quân Pháp tiêu diệt.
- Diễn biến:
- Đêm 4 rạng 5/7/1885, phe chủ chiến tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá.
- Lúc đầu Pháp hoảng hốt rối loạn, sau đó chung chiếm lại Hoàng Thành.
- Chúng tàn sát, cướp bóc dã man, giết hại hàng trăm người dân vô tội.
- Kết quả: Vụ biến kinh thành Huế thất bại.
2. Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng
- Nguyên nhân.
- Vụ biến kinh thành thất bại.
- Vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương.
=> Phong trào Cần Vương bùng nổ.
- Diễn biến:
- Giai đoạn 1 (1885 -1888)
- Phong trào bùng nổ mạnh mẽ nhất ở khắp Bắc
- Trung Kì phong trào được đông đảo quần chúng tham gia, ủng hộ.
- Giai đoạn 2 (1888 -1896): Phong trào được duy trì và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa có quy mô và trình độ tổ chức cao.
II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
1. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
- Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng
- Địa bàn hoạt động: Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê ( Nga Sơn -Thanh Hóa)
- Chiến thuật đánh giặc: Phòng thủ
- Lực lượng: Người Kinh, người Thái, người Mường...
- Diễn biến: Cuộc chiến đấu quyết liệt từ tháng 12-1886 đến 1-1887
- Ý nghĩa: Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Thanh Hóa.
2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
- Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật
- Địa bàn hoạt động: Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ (Hưng Yên)
- Chiến thuật đánh giặc: Du kích
- Diễn biến: Từ 1883 -1892 nghĩa quân thực hiện chiến thuật du kích đánh địch. Quân giặc nhiều lần bao vây tiêu diệt nghĩa quân nhưng không được.
- Tuy nhiên, sau nhiều đợt chống càn liên tục, lực lượng quân ta bị hao mòn dần và rơi vào thế bao vây, cô lập=> Năm 1892 khởi nghĩa tan dã
- Ý nghĩa: Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Bắc Kì.
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng
- Địa bàn hoạt động: 4 tỉnh: Thanh Hóa, nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
- Căn cứ chính: Ngàn Trươi (Hương Khê- Hà Tĩnh)
- Chiến thuật đánh giặc: Du kích, vận động chiến
- Diễn biến:
- 1885-1888: thời kỳ tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí.
- 1888-1895: thời kỳ chiến đấu.
- Ý nghĩa: Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 125 – sgk lịch sử 8
Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản động của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?
Câu 2: Trang 127 – sgk lịch sử 8
Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?
Câu 3: Trang 127 – sgk lịch sử 8
Quan sát hình 91, em hãy cho biết những điểm mạnh, điểm yếu của cứ điểm Ba Đình?
Cuộc chiến đấu ở Ba Đình đã diễn ra như thế nào?
Câu 4: Trang 129 – sgk lịch sử 8
Em hãy nêu những điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Ba Đình?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 130 – sgk lịch sử 8
Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy?
Câu 2: Trang 130 – sgk lịch sử 8
Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Câu 3: Trang 130 – sgk lịch sử 8
Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX?