Giải bài 2: Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt - Sách công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..

MỞ ĐẦU

Các nhóm cây trồng phổ biến được phân loại như thế nào? Những yếu tố chính trong trồng trọt là gì? Chúng có mối liên hệ như thế nào đối với cây trồng?

Câu trả lời:

Có 3 cách phân loại thường gặp:

  • Phân loại theo nguồn gốc
  • Phân loại theo đặc tính sinh vật học
  • Phân loại theo mục đích sử dụng

Những yếu tố chính trong trồng trọt là: Giống cây trồng, ánh sáng, nhiêt độ, nước và độ ẩm, đất trồng, dinh dưỡng, kĩ thuật canh tác.

Chúng có mỗi liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho sự phát triển của cây trồng.

I. PHÂN LOẠI CÂY TRỒNG

1. Phân loại theo nguồn gốc

Khám phá 1: Hãy kể tên một số loại cây trồng nhiệt đới, cây trồng á nhiệt đới hoặc cây trồng ôn đới ở địa phương em.

Câu trả lời:

  1. Cây trồng nhiệt đới: vải, ổi, nhãn, mít, xoài...
  2. Cây trồng á nhiệt đới: bơ, roi, quýt đường, cam, na, lựu, bưởi, chanh leo...
  3. Cây trồng ôn đới: nho, táo đỏ, dâu tây, mận, hành tây, cà chua, cà rốt...

2. Phân loại theo đặc tính sinh vật học

Khám phá 2: Kể tên các loại cây hằng nằm và cây lâu năm có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.

Câu trả lời:

  • Cây hằng năm: lúa, ngô, sắn, khoai lang...
  • Cây lâu năm: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, điều,...

3. Phân loại theo mục đích sử dụng

Khám phá 3: Sắp xếp các loại cây trồng của địa phương em thành các nhóm theo mục đích sử dụng.

Câu trả lời:

HS tự liên hệ với địa phương mình.

Ví dụ:

  • Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn...
  • Cây ăn quả: bưởi, cam, na, xoài, nhãn, vải...
  • Cây rau: rau cải, rau ngót, rau muống, bí, mướp...
  • Cây dược liệu: đinh lắng, củ nghệ, hương nhu, bạc hà...
  • Cây lấy gỗ: cây bạch đàn, cây thông...

B. Bài tập và hướng dẫn giải

II. MỘT SỐ YẾU TỐ CHÍNH TRONG TRỒNG TRỌT

2. Ánh sáng

Kết nối năng lực 1: Tìm hiểu về các loại cây trồng phản ứng với quang chu kì và biện pháp kĩ thuật áp dụng để cây trồng ra hoa.

3. Nhiệt độ

Khám phá 4: Nêu một số biểu hiện của cây trồng khi gặp điều kiện nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp.

4. Nước và độ ẩm

Kết nối năng lực 2: Tìm hiểu những biểu hiện của cây trồng khi bị thừa hoặc thiếu nước.

Khám phá 5: Đọc nội dung II.4, nêu vai trò của nước và độ ẩm đối với cây trồng.

LUYỆN TẬP

Phân tích mối quan hệ giữa các cây trồng với các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất trồng, dinh dưỡng và kĩ thuật canh tác.

VẬN DỤNG

Quan sát cây trồng trong khuôn viên nhà trường hoặc ở gia đình em và nhận biết những cây bị thiếu nước và thiếu ánh sáng. Đề xuất giải pháp khắc phục.