Giải bài 18: Nội dung cơ bản của hiến pháp về bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Sách hóa học 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
MỞ ĐẦU:
Em hãy kể một số cơ quan nhà nước cấp địa phương nơi em sinh sống và chia sẻ hiểu biết của mình về cơ quan đó.
Trả lời:
- Trụ sở thôn: quản lý dân cư của một thôn trong địa bàn tỉnh
- Ủy ban nhân dân xã: quản lý dân cư của các thôn trên địa bàn xã cảu tỉnh
- Ủy ban nhân dân huyện: quản lý các thôn và xã trên địa bàn huyện
B. Bài tập và hướng dẫn giải
1. Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 1. Nếu là T, em sẽ trả lời A như thế nào?
2. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam
a. Cơ quan quyền lực nhà nước
Câu 1. Theo em, vì sao Quốc hội và Hội đồng nhân dân được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước?
Câu 2. Hiến pháp quy định chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là gì?
b. Cơ quan hành chính nhà nước
Câu 1. Vì sao Chính phủ và Ủy ban nhân dân được gọi là cơ quan hanh chính nhà nước?
c. Cơ quan tư pháp
Câu 1. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng, nhiệm vụ gì? Hãy nêu ví dụ thể hiện chức năng, nhiệm vụ đó.
d. Chủ tịch nước
Câu 1. Theo em, Chủ tịch nước có vị trí, vai trò như thế nào?
Câu 2. Việc chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội thể hiện điều gì?
e. Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm soát nhà nước
Câu 1. Theo em, vì sao Hiến pháp phải có nội dung quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm soát nhà nước?
Câu 2. Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước có chức năng, nhiệm vụ gì? Hãy nêu ví dụ thể hiện chức năng, nhiệm vụ đó.
LUYỆN TẬP
Câu 1. Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo bốn cấp.
b. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
c. Chủ tịch Hội đồng nhân dân có quyền miễn nhiệm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
d. Toà án nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp.
e. Khi thực hiện quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Câu 2. Em đồng tình hay không đồng tình với các hành vi nào sau đây? Vì sao?
a. K từ chối khi được bạn học rủ xem một clip có nội dung xuyên tạc về các cơ quan quyền lực nhà nước trên mạng xã hội.
b. T vừa quan sát sơ đồ bộ máy nhà nước vừa đọc các quy định trong Hiến pháp để hiểu rõ hơn về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c. M biết các bạn trong nhóm đang hiểu sai quy định của Hiến pháp về Chính phủ nhưng vẫn im lặng. không lên tiếng nhắc nhở.
d. V đăng bài tập tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 lên mạng xã hội nhờ người khác làm giúp.
Câu 3. Xử lí tình huống
a. Buổi tối, khi hai anh em H đang làm bài tập về nhà thì em gái H bỗng quay sang hỏi:
“Anh ơi, tại sao Chủ tịch nước lại có thể thay mặt Nhà nước ta về đối nội, đối ngoại được hả anh?”
Nếu là H, em sẽ trà lời câu hỏi của em gái như thế nào?
b. Chính quyền xã A tổ chức cho thanh thiếu niên trên địa bàn họp để thảo luận, đóng góp ý kiến về việc xây dựng trung tâm thể dục thể thao của xã. Biết tin, C rủ V cùng đi họp nhưng V từ chối vì cho rằng trẻ em như mình đóng góp ý kiến là không có giá trị. V tin tưởng các lãnh đạo xã sẽ đủ sáng suốt để tự quyết định mọi việc. Người dân chỉ cần thực hiện các quyết định đó là được. C không đồng tình với suy nghĩ của V nhưng không biết nên giải thích thế nào để V thay đổi ý định. Nếu là C, em sẽ làm gì?
Câu 4. Em hãy nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để góp phản xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh.
Vận dụng
Em hãy tìm hiểu và vẽ sơ đồ hệ thống tổ chức của Uỷ ban nhân dân đa phương em đang sống và chia sẻ với thẳy cô cùng các bạn.