Giải bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học - Sách hóa học 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..

Câu 1. Trong cùng một khoảng thời gian, nồng độ của MgCl2 ở dung dịch nào tăng lên nhanh hơn? Giải thích.

Trả lời:

  • Nồng độ của MgCl2 ở dung dịchở thí nghiệm 1 tăng lên nhanh hơn.

Câu 2. Tốc độ của phản ứng (1) ở thí nghiệm (1) là nhanh hơn hay chậm hơn tốc độ phản ứng ở thí nghiệm (2)?

Trả lời:

  • Tốc độ của phản ứng (1) ở thí nghiệm (1) là nhanh hơn

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 3. Cho biết tốc độ phản ứng chỉ nhận giá trị dương. Giải thích vì sao phải thêm dấu trừ trong biểu thức (3) khi tính tốc độ trung bình của phản ứng theo các chất tham gia phản ứng.

Câu 4. 

1. Tính tốc độ trung bình của phản ứng (4) theo O2 trong 100 giây đầu tiên.

2. Từ bảng 16.1, có thể tính được tốc độ trung bình của phản ứng sau 50 giây hay không? Vì sao?

Câu 5. Em có nhận xét gì nếu trong biểu thức (5) nồng độ của chất A và B đều bằng 1 M.

Câu 6. Trong phản ứng (6), nếu nồng độ của Htăng gấp đôi thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?

Câu 7. Khi nồng độ của H2 (g) cũng như I2(g) đều tăng lên gấp đôi thì tốc độ phản ứng của H2 (g) với I2(g) tăng lên mấy lần?

Câu 8. Hãy giải thích các hiện tượng dưới đây:

a) Khi ở nơi đông người trong một không gian kín, ta cảm thấy khó th và phải thở nhanh.

b) Tàn đóm đỏ bùng lên khi cho vào bình oxygen nguyên chất.

c) Bệnh nhân suy hô hấp cần thở oxygen thay vì không khí (chứa 21% thể tích oxygen).

Câu 9. Quan sát Hình 1.4, giải thích vì sao dùng đá vôi dạng bột thì tốc độ phản ứng nhanh hơn.

Câu 10. Giải thích vì sao thanh củi chẻ nhỏ thì sẽ cháy nhanh hơn.

Câu 11. Vì sao đinh sắt trong thí nghiệm phải được tẩy sạch gỉ và dầu mỡ?

Câu 12. Dựa vào hiện tượng nào để so sánh tốc độ phản ứng trong hai thí nghiệm này?

Câu 13. Với phản ứng có $ \gamma$ =2 nếu nhiệt độ tăng từ 20oC lên 50oC thì tốc độ phản ứng tăng bao nhiêu lần.

Câu 14. Enzyme amylase và lipase có trong nước bọt. Hãy giải thích vì sao chúng ta cần phải nhai kĩ thức ăn trước khi nuốt.

Bài 1. Nồi áp suất để ninh, hầm thức ăn có thể làm nóng nước tới nhiệt độ 120oC so với 100oC khi dùng nồi thường. Trong quá trình hầm xương thường diễn ra nhiều phản ứng hóa học, ví dụ quá trình biến đổi các protein, chẳng hạn như thủy phân một phần collagen thành gelatin. Hãy cho biết tốc độ quá trình thủy phân collagen thành gelatin thay đổi như thế nào khi sử dụng nồi áp suất thay cho nồi thường.

A. Không thay đổi.

B. Giảm đi 4 lần

C. Ít nhất tăng 4 lần.

D. Ít nhất giảm 16 lần.

Bài 2. Hình ảnh bên minh họa ảnh hưởng của yếu tố nào tới tốc độ phản ứng? Giải thích?

Bài 3. Khi H2 có thể được điều chế bằng cách cho miếng sắt vào dung dịch HCl. Hãy đề xuất các biện pháp khác nhau để tăng tốc độ điều chế H2

Bài 4. Cùng một lượng kim loại Zn phản ứng với cùng một thể tích dung dịch HSO 4 1M, nhưng ở hai nhiệt độ khác nhau.

Zn + HSO ZnSO4 + H2

Số mol khí Hsinh ra ở mỗi thí nghiệm theo thời gian được biểu diễn ở đồ thị bên.

a) Giải thích vì sao đồ thị màu đỏ ban đầu cao hơn đồ thị màu xanh.

b) Vì sao sau một thời gian, hai đường đồ thị lại chụm lại với nhau.

Bài 5. Phản ứng A  sản phẩm được thực hiện trong bình kín. Nồng độ của A tại các thời điểm t = 0, t = 1 phút, t = 2 phút lần lượt là 0,1563 M; 0,1496 M; 0,1431 M.

a) Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong phút thứ nhất và từ phút thứ nhất tới hết phút thứ hai.

b) Vì sao hai giá trị tốc độ tính được không bằng nhau?