Giải bài 16: Quy trình trồng trọt - Sách công nghệ trồng trọt 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
MỞ ĐẦU
Quan sát Hình 16.1 và cho biết quy trình trồng trọt gồm các bước nào?
Câu trả lời:
Quy trình trồng trọt gồm các bước:
- Bước 1: Làm đất, bón lót
- Bước 2: Gieo hạt, trồng cây
- Bước 3: Chăm sóc
- Bước 4: Thu hoạch
1. LÀM ĐẤT, BÓN LÓT
1.1. Cày bừa đất
Luyện tập:
Cày, bừa đất có tác dụng gì đối với cây trồng?
Câu trả lời:
Cày, bừa đất có tác dụng đối với cây trồng:cày bừa là dọn sạch cỏ dại và các vật thể cứng ở trong đất, giúp làm nhỏ và tơi xốp đất giúp đất sạch, có nhiều chất dinh dưỡng hơn giúp cây dễ hấp thụ và phát triển tốt hơn.
Hình thành kiến thức:
Chọn đất như thế nào để thích hợp với cây trồng nước, cây trồng cạn?
Câu trả lời:
- Đất thích hợp với cây trồng nước: đất phù sa, đất bùn, đất sét
- Đất thích hợp với cây trồng cạn: đất cát, đất thịt, đất đen, đất đỏ bazan,...
1.2. Lên luống
Luyện tập:
Câu 1. Trong các loại cây trồng sau đây, cây nào không cần lên luống để trồng: lúa, rau cần ta, cà chua, khoai lang, nhãn, hoa cúc?
Câu 2. Em hãy quan sát hai kiểu luống A, B ở Hình 16.2 và cho biết kiểu luống nào thích hợp cho trồng cây mùa mưa? Vì sao?
Câu trả lời:
Câu 1. Cây không cần lên luống để trồng: nhãn.
Câu 2. Giữa hai kiểu luống A và B, kiểu luống thích hợp cho trồng cây mùa mưa là: Luống B. Vì luống B cao, hẹp và thoải tránh ngập úng khi trồng cây vào mùa mưa.
Vận dụng:
Hãy mô tả phương pháp làm đất và lên luống để trồng cây khoai lang.
Câu trả lời:
Phương pháp làm đất và lên luống để trồng cây khoai lang:
- Chọn đất ẩm, đất cát pha, cày, bừa đất.
- Lên luống có chiều rộng 0,8 – 1mm, cao 25 – 30cm, rãnh thoát nước 30cm.
- Tiến hành rạch hàng, trồng khoai khi củ vừa nhú mầm.
- Khoảng cách trồng: hàng cách hàng: 30 – 40cm.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
1.3. Bón phân lót
Hình thành kiến thức:
Câu 1. Loại phân bón nào thích hợp cho bón lót? Vì sao?
Câu 2. Quan sát các phương pháp bón lót ở Hình 16.3 và cho biết mỗi phương pháp thích hợp với loại cây trồng nào? Hãy lấy ví dụ.
Vận dụng:
Hãy mô tả phương pháp bón lót cho cây lúa và cây bưởi.
2. GIEO HẠT, TRỒNG CÂY
2.1. Gieo hạt
Hình thành kiến thức:
Câu 1. Những loại cây trồng như thế nào nên trồng trực tiếp bằng hạt?
Câu 2. Loại hạt nào thích hợp với phương pháp gieo vãi, gieo theo hàng, gieo theo hốc?
Luyện tập:
Hãy phân tích ưu, nhược điểm của các phương pháp gieo hạt
2.2. Trồng cây
Hình thành kiến thức:
Vì sao cây ăn quả thường được trồng bằng cây giống?
Luyện tập:
Em hãy quan sát Hình 16.5 và mô tả phương pháp trồng cây cà chua, cây ổi, cây hành
3. CHĂM SÓC
3.1. Tưới nước
Hãy quan sát Hình 16.6 và cho biết phương pháp tưới nước phun mưa và tưới nhỏ giọt thích hợp cho những loại cây trồng nào?
3.2. Bón thúc
Hình thành kiến thức:
Loại phân bón nào thích hợp bón thúc cho cây? Vì sao?
3.4. Xới xáo, làm cỏ, vun gốc
Luyện tập:
Câu 1. Nên bón thúc cho cây vào lúc nào?
Câu 2. Xới xáo, làm cỏ và vun gốc có tác dụng gì?
Vận dụng:
Vì sao phải hạn chế xới xáo khi trồng khoai tây, khoai lang?
3.4. Làm giàn
Luyện tập:
Em hãy quan sát 4 kiểu giàn ở Hình 16.7 và phân tích ưu, nhược điểm của mỗi kiểu giàn. Mỗi kiểu giàn thích hợp với những loại cây trồng nào? Cho ví dụ.
Vận dụng:
Mô tả phương pháp làm giàn cho cây cà chua và cây bầu.
3.5. Cắt tỉa
Luyện tập:
Câu 1. Vì sao cần cắt tỉa cho cây trồng?
Câu 2. Em hãy gọi tên và mô tả các biện pháp cắt tỉa cho cây trồng trong Hình 16.8
3.6. Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
Hình thành kiến thức:
Phòng, trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng có tác dụng gì?
Luyện tập:
Nêu các biện pháp trừ sâu bệnh hại cây trồng.
4. THU HOẠCH
Luyện tập:
Câu 1. Nên thu hoạch vào lúc nào để có được sản phẩm đạt năng suất và chất lượng tốt nhất?
Câu 2. Khi thu hoạch, làm thế nào để tránh gây thương tổn cho sản phẩm?
Vận dụng:
Câu 1. Em hãy mô tả quy trình trồng trọt một loại cây phổ biến ở địa phương em.
Câu 2. Hãy áp dụng quy trình trồng trọt để trồng và chăm sóc một số loại cây trồng phổ biến trong vườn nhà hoặc ở địa phương.