Chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nhiều nước. Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời chuyển hướng đấu tranh, tích cực chuẩn bị về mọi mặt. giữa tháng 8/1945, thời cơ đếnm Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước khởi nghĩa giành chính quyền. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. .
A. Kiến thức trọng tâm
I. Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 – 1945
1. Tình hình chính trị
- Đầu tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
- Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức.
- Chính sách của Pháp ở Đông Dương thay đổi:
- Tăng cường đàn áp cách mạng.
- Ra lệnh động viên, vơ vét tối đa sức người, sức của ở Đông Dương dốc vào chiến tranh.
- Quân Nhật tiến vào Đông Dương
- Tháng 9/1940, quân Nhật tiến vào Việt Nam.
- Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng, câu kết với phát xít Nhật cùng thống trị, bóc lột nhân dân ta.
- Nhật và tay sai ra sức tuyên truyền, lừa bịp về văn minh và sức mạnh Nhật Bản...
- Năm 1945, ở mặt trận châu Á -Thái Bình Dương, quân Nhật thua to ở nhiều nơi.
- Ở Đông Dương, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.
- Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế, sẵn sàng khởi nghĩa giành lại độc lập.
2. Tình hình kinh tế - xã hội
* Về kinh tế
- Thực dân Pháp: đẩy mạnh chính sách vơ vét tối đa Đông Dương, thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”, tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới, giảm tiền lương, sa thải công nhân...
- Phát xít Nhật: buộc Pháp phải cung cấp nguyên liệu cho Nhật với giá rẻ; cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng bông, đay, thầu dầu; đầu tư vào những ngành phục vụ quân sự như khai thác mănggan, sắt...
* Về xã hội
- Chính sách vơ vét, bóc lột Pháp – Nhật đã đẩy nhân dân ta vào tình cảnh cùng cực. Hậu quả là cuối năm 1944 đến đầ 1945 có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói.
- Tất cả các giai cấp, tầng lớp ở nước ta, đều bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của Pháp - Nhật, mâu thuẫn dân tộc gay gắt hơn bao giờ hết.
II. Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9/ 1939 đến tháng 3/1945
1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939
* Hoàn cảnh triệu tập:
- Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng được triệu tập tại Bà Điểm (Hóc Môn – Gia Định) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
* Nội dung hội nghị:
- Nhiệm vụ trước mắt: Đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
- Khẩu hiệu đấu tranh: Đề ra khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản cách mạng”, “thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa”
- Phương pháp đấu tranh: Từ dân sinh dân chủ, công khai sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ đế quốc, tay sai với hình thức bí mật, bất hợp pháp.
- Tập hợp lực lượng: Thành lập Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương.
* Ý nghĩa:
- Hội nghị mở đầu cho chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.
2. Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới
a. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)
b. Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940)
c. Binh biến Đô Lương
3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành TW Đảng CSĐD (5/1941).
- Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Người chủ trì hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 họp tại Pác Bó (Cao Bằng).
Nội dung Hội nghị :
- Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc
- Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất
- Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh).
- Hội nghị xác định hình thái khởi nghĩa vũ trang là đi từ khởi nghĩa từng phần lên TKN. Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm.
Ý nghĩa của hội nghị : đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra tại Hội nghị (tháng 11/1939). Nhằm giải quyết vấn đề số 1 là độc lập dân tộc. Chuẩn bị điều kiện cho CMT8
4. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
a. Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang
- Lực lượng chính trị
- Xây dựng lực lượng vũ trang
- Xây dựng căn cứ địa
b. Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành CQ
III. Khởi nghĩa đấu tranh giành chính quyền
1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa 8 /1945)
a. Nhật đảo chính Pháp
- Ở Đông Dương, mâu thuẫn Nhật - Pháp trở nên sâu sắc.
- Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp…
b. Chủ trương của Đảng.
- Ngày 12/ 3/1945 Đảng ra chỉ thị “ Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
- Nội dung chỉ thị “ Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” :
- Xác định kẻ thù chính: Là phát xít Nhật
- Khẩu hiệu đấu tranh: Đánh đuổi phát xít Nhật
- Hình thức đấu tranh: Biểu tình, vũ trang, sẵn sàng tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
- Chủ trương: “Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho TKN tháng 8”
c. Khởi nghĩa từng phần
2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa
- Hội nghị Quân sự CM Bắc Kì (4-1945)
- Ngày 15-5-1945, thành lập VN Giải phóng quân
- Ngày 4/6/1945, khu giải phóng Việt Bắc thành lập
3.Tổng khởi nghĩa tháng 8/ 1945
a. Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh TKN được ban bố
- Ngày 13-8-1945, TƯ Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, chính thức phát lệnh TKN trong cả nước
- Từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp Tân Trào, quyết định TKN và thông qua những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền
- Ngày 16 đến ngày 17/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, tán thành chủ trương TKN, cử ra ủy ban dân tộc giải phóng VN do Hồ Chí Minh làm chủ tịch
b. Diễn biến Tổng khởi nghĩa: (sgk)
IV. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập (2/9/1945)
- Ngày 25/8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Ủy ban Dân tộc giải phóng về đến Hà Nội
- Ngày 28/8/1945, Ủy ban Dân tộc giải phóng cải tổ thành Chính phủ lâm thời.
- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
V. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945
1. Nguyên nhân thắng lợi
a. Chủ quan:
- Truyền thống yêu nước của dân tộc…
- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng CSĐD và HCM
- Quá trình chuẩn bị lâu dài trong 15 năm…
- Sự đồng lòng trong tổng KN, chớp lấy thời cơ…
b. Khách quan:
- Quân Đồng minh đánh bại phát xít Đức, Nhật tạo thời cơ cho cách mạng nước ta
2. Ý nghĩa lịch sử
a. Dân tộc:
- Mở ra bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc . Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, lập nên nước VNDC CH do nhân dân lao động làm chủ.
- Đánh dấu 1 bước nhảy vọt của CMVN Mở ra kỉ nguyên mới: Độc lập tự do (GPDT + GPXH)
b.Thế giới:
- Góp phần vào chiến thắng chống CNPX, làm lung lay hệ thống thuộc địa của CNĐQ
- Cổ vũ mạnh mẽ PTGPDT thế giới (trực tiếp là CPC và Lào)
3. Bài học kinh nghiệm
- Đảng phải có đường lối đúng đắn, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn CMVN. Nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để có chủ trương biện pháp CM phù hợp.
- Đảng tổ chức tập hợp lực lượng, phân hóa cô lập kẻ thù.
- Linh hoạt kết hợp đấu tranh giữa các hình thức: chính trị với vũ trang; KN từng phần với chớp thời cơ phát động tổng KN.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 104 – sgk lịch sử 12
Tình hình nước ta trong những năm 1939 - 1945 có biến chuyển như thế nào?
Câu 2: Trang 112 – sgk lịch sử 12
Chủ trương của Đảng được đề ra tại các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 - 1939 và lần thứ 8 (5 - 1941) như thế nào?
Câu 3: Trang 112 – sgk lịch sử 12
Hãy lập bảng tóm tắt nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương?
Câu 4: Trang 112 – sgk lịch sử 12
Nêu những nét chính về công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa của Đảng từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5 - 1941)?
Câu 5: Trang 117 – sgk lịch sử 12
Nêu hoàn cảnh lịch sử và diễn biến khởi nghĩa từng phần từ tháng 3 đến giữa tháng 8 – 1945?
Câu 6: Trang 117 – sgk lịch sử 12
Nêu hoàn cảnh lịch sử và diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
Câu 7: Trang 119 – sgk lịch sử 12
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập như thế nào?
Câu 8: Trang 119 – sgk lịch sử 12
Nêu nội dung cơ bản của Tuyên ngôn độc lập (2 - 9 - 1945)?
Câu 9: Trang 120 – sgk lịch sử 12
Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 120 – sgk lịch sử 12
Mặt trận Việt Minh ra đời có tác động như thế nào đến cao trào kháng Nhật cứu nước?
Câu 2: Trang 120 – sgk lịch sử 12
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương và Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám được thể hiện như thế nào?
Câu 3: Trang `20 – sgk lịch sử 12
Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám ở địa phương em?