Giải bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị - Sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..

Mở đầu

Em hãy quan sát và cho biết những hình ảnh dưới đây thể hiện nội dung nào của Hiến pháp về chế độ chính trị?

Giải bài 15 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

Hướng dẫn giải:

Những nội dung của Hiến pháp về chế độ chính trị:

- Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

- Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Khám phá

1. Quy định của Hiến pháp về tên nước, hình thức chính thể, chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Việt Nam

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Ngày 15/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất - Quốc hội khoá VI được tiến hành trong cả nước và đã thành công rực rỡ, tạo nên tảng chính trị - pháp lí vững chắc cho sự phát triển của đất nước. Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng hàng đầu trong thời kì phát triển mới của dân tộc. Tại kì họp thứ nhất, Quốc hội quyết định đổi tên nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thông tin 2. Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân Việt Nam không những đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội; mà còn luôn tích cực ủng hộ, tham gia phong trào hoà bình, bình đẳng ở khu vực và trên thế giới.

a) Theo em, các thông tin trên đề cập đến những vấn đề cơ bản nào của quốc gia?

b) Vì sao nội dung của những thông tin đó được quy định trong Hiến pháp?

Hướng dẫn giải:

a) Các thông tin trên đề cập đến những vấn đề cơ bản của quốc gia là:

- Thông tin 1: Tổng tuyển cử Quốc hội thống nhất – Quốc hội khóa VI.

- Thông tin 2: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, độc lập chủ quyền, thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội.

b) Nội dung của những thông tin đó được quy định trong Hiến pháp vì Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, phải quy định để mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị nhằm góp phần giữ vững môi trường hoà bình, ổn định đề phát triển bên vững đất nước.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

2. Quy định của Hiến pháp về bản chất của Nhà nước và tổ chức quyền lực chính trị

Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, xây dựng đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, trong đó, Đảng lãnh đạo xây dựng Hiến pháp và pháp luật, nhưng khi đã có Hiến pháp và pháp luật thì Đảng chịu sự điều chỉnh của Hiền pháp và pháp luật bình đăng như mọi chủ thể chính trị khác.

(Theo Lyluanchinhtri.vn, ngày 22/4/2020)

Thông tin 2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tích cực cùng các cơ quan nhà nước trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, góp phần quan trọng vào việc triển khai thi hành Hiến pháp và pháp luật theo tính thần thượng tôn pháp luật, đáp ứng yêu câu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Đồng thời, mặt trận thực hiện giám sát các cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp, cũng như việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

(Theo tapchicongsan.org.vn, 11/6/2019)

Trường hợp. Lần đầu tiên được tham gia bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cập, anh K rất phân khởi, tích cực và thực hiện nghiêm túc 6 bước trong quy trình bảu cử. Anh K được cùng mọi người trực tiếp bỏ lá phiếu của minh đề bầu ra những đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

a) Từ các thông tin trên, em hãy xác định bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và vai trò của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên.

b) Em có nhận xét gì về thái độ và hành vi của anh K trong trường hợp trên?

3. Quy định của Hiến pháp về đường lối đối ngoại

Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời các câu hỏi dưới đây

Giải bài 15 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

Thông tin. Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước thuộc tất cả các châu lục và có quan hệ tốt đẹp với tất cả nước lớn, các Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với 17 quốc gia (trong đó có 3 đổi tác chiến lược toàn điện), 13 đối tác toàn diện, tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực.

(Theo dangcongsan.vn, ngày 30/9/2021)

a) Theo em, các hình ảnh và thông tin trên đã thể hiện nội dung nào về đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

b) Tại sao nội dung của đường lối đối ngoại được quy định trong Hiến pháp năm 2013?

4. Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị

Em hãy đọc trường hợp, tình huống sau và trả lời các câu hỏi dưới đây

Trường hợp. Thực hiện chủ trương của xã về xây dựng làng văn hoá, là một học sinh trung học phổ thông, H đã tích cực đóng góp các ý kiến cho chính quyền thôn. Trong đó, H đề xuất ý kiến phát huy vai trò của học sinh trong việc tham gia xây dựng tủ sách trong nhà văn hoá thôn. Ý kiến của H đã được cán bộ thôn tôn trọng và ghi nhận.

Tình huống. Khi tranh luận về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ biên giới, mỗi bạn đã có ý kiến khác nhau. M thì cho rằng, việc bảo vệ biên giới là trách nhiệm của người lớn và bộ đội biên phòng còn học sinh không cân tham gia. Y cho rằng việc bảo vệ biên giới của quốc gia là trách nhiệm chung của tất cả mọi người.

a) Em có nhận xét gì về hành vi của bạn H và chính quyền địa phương?

b) Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến của hai bạn M và Y?

Luyện tập

Câu 1. Em hãy cho biết khẳng định nào sau đây là đúng với các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị? Vì sao?

A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia trên thế giới.

B. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á.

C. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau.

D. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tế trong mối quan hệ với các nước.

E. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức duy nhất là dân chủ trực tiếp.

Câu 2. Em hãy đánh giá các hành vi thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị trong các trường hợp dưới đây:

A. Chị M không tích cực tham gia góp ý dự thảo luật của Nhà nước.

B. Uỷ ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc xã B luôn tích cực phổ biến, tuyên truyền và tạo mọi điều kiện cho nhân dân trực tiệp, bình đẳng, bỏ phiếu kín để bầu cử Hội đông nhân dân.

C. Anh K rất vui vẻ chia sẻ cho khách nước ngoài về một danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam khi được hỏi.

D. Em Q luôn tự hào khi hát Quốc ca trong giờ chào cờ của trường.

Câu 3. Nhà nước tổ chức trưng câu dân ý về Luật Nghĩa vụ quân sự, bạn T đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến qua hòm thư góp ý của Quốc hội, đồng thời, còn động viên bạn bè cùng tham gia để hoàn thiện luật cho phù hợp với thực tiễn đất nước.

Theo em, T và các bạn đã thực hiện những quyền gì trong việc tham gia trưng cầu ý dân?

Câu 4. Khi tìm hiểu về bản chất của Nhà nước, M cho rằng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp.

Em có đồng ý với ý kiến của M không? Vì sao?

Câu 5. Q thắc mắc, tại sao nước ta lại cần mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới nhưng phải giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.

Căn cứ vào nội dụng bài học, em hãy giải thích cho Q.

Vận dụng

Câu 1. Em hãy cùng các bạn sưu tầm thông tin và thiết kế sản phẩm tuyên truyền về hoạt động đối ngoại của Việt Nam với các nước trên thế giới.

Câu 2. Em hãy viết một bức thư với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu của chúng em” và chia sẻ với các bạn.