Bạch cầu là 1 trong 3 loại tế bào máu và thành phần quan trọng của máu. Bạch cầu có 5 loại: bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trunng tính, bạch cầu ưa axit, bạch cầu limpho, bạch cầu mono. Chúng tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế khác nhau và hình thành nên hệ miễn dịch của cơ thể. Vậy bạch cầu hoạt động như thế nào?.
A. Lý thuyết
I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
1. Khái niệm
- Kháng nguyên: là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể. Ví dụ: phân tử trên bề mặt vi khuẩn, vi rút, nọc độc rắn, ong, ....
- Kháng thể: là những phân tử protein do tế bào limpho B tiết ra để chống lại các kháng nguyên.
2. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế:
- Thực bào: hình thành chân giả để nuốt và tiêu hóa vi sinh vật xâm nhập nhờ bạch cầu trung tính và bạch cầu mono
- Tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên: được thực hiện bởi tế bào limpho B
- Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh: được thực hiện bởi các tế bào limpho T
II. Miễn dịch
- Miễn dịch là khả năng của cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.
- Miễn dịch có 2 loại:
- Miễn dịch tự nhiên
- Miễn dịch nhân tạo
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ?
Câu 2: Bản thân em đã miễn dịch với những bệnh nào từ sự mắc bệnh trước đó và với những bệnh nào từ sự tiêm phòng (chích ngừa)?
Câu 3: Người ta thường tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em những loại bệnh nào ?