Giải bài 13: Nước biển và đại dương - Sách địa lí 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
I. Tính chất của nước biển và đại dương
Câu 1. Dựa vào bảng 13 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày đặc điểm nhiệt độ và độ muối trung bình của nước biển và đại dương.
- Cho biết nhiệt độ và độ muối của nước biển và đại dương thay đổi như thế nào.
Hướng dẫn giải:
* Đặc điểm nhiệt độ và độ muối trung bình của nước biển và đại dương:
1. Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt đại dương thế giới: 17,5$^o$C.
- Biên độ nhiệt năm của nước biển và đại dương không lớn, đặc biệt ở khu vực ngoài khơi và vùng vĩ độ thấp.
2. Độ muối:
- Độ muối trung bình: 35‰, thay đổi theo không gian.
- Độ muối là do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
* Sự thay đổi nhiệt độ và độ muối của nước biển và đại dương:
1. Nhiệt độ: thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác:
- Xích đạo là 27 - 29$^o$C, ở ôn đới là 15 - 16$^o$C, ở hàn đới là dưới 1$^o$C.
- Ở các biển, nhiệt độ trung bình trên bề mặt cũng rất khác nhau: biển Đen là 26$^o$C, biển Ban-tích (Baltic) là 175C, biển Ba-ren (Barents) là 3$^o$C,...
2. Độ muối: thay đổi tuỳ thuộc vào lượng nước sông chảy vào biển, độ bốc hơi và lượng mưa:
=> Ví dụ: độ muối của Biển Đông là khoảng 33‰, biển Địa Trung Hải là 39‰, Biển Đỏ là 45‰,...
II. Sóng biển và thủy triều
1. Sóng biển
Câu 2. Dựa vào hình 13.1 và thông tín trong bài, em hãy:
- Trình bày khái niệm về sóng biển.
- Giải thích nguyên nhân hình thành sóng biển.
Hướng dẫn giải:
* Khái niệm về sóng biển: Là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng
* Nguyên nhân hình thành sóng biển:
- Gió là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sóng:
- Sức gió thối mạnh, thời gian tồn tại dài và diện tích mặt biển, đại dương lớn thì sóng biển càng lớn.
- Sóng thường ở lớp trên của biển và đại dương, cao khoảng vài mét.
- Ngoài ra còn được hình thành do động đất, núi lửa.
II. Sóng biển và thủy triều
2. Thủy triều
Câu 3. Dựa vào hình 13.2, hình 13.3 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày nguyên nhân hình thành thuỷ triều.
- Nhận xét vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi có triều cường và triều kém.
Hướng dẫn giải:
* Nguyên nhân hình thành thuỷ triều: do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm khi Trái Đất tự quay quanh trục.
* Vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi có triều cường và triều kém:
- Triều cường: khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng.
- Triều kém: khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
III. Sóng biển
Câu 4. Dựa vào hình 13.4 và thông tin trong bài, em hãy trình bày:
- Khái niệm dòng biển (hải lưu).
- Nguồn gốc xuất phát, hướng di chuyển của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
IV. Vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Câu 5. Dựa vào hình 13.5 và thông tin trong bài, em hãy:
- Kể tên một số hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên biển và đại đương.
- Trình bày vai trò của biển và đại đương đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Luyện tập
Câu 1. Em hãy lập sơ đồ thể hiện vai trò của biển và đại đương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 2. Em hãy phân biệt ba hiện tượng dao động của nước biển và đại dương: sóng, thuỷ triều, dòng biển.
Vận dụng
Em hãy thu thập những thông tin chứng minh vai trò quan trọng của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.