Giải bài 13: Một số bộ phận của thực vật sách kết nối tri thức tự nhiên và xã hội 3. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..

MỞ ĐẦU

Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây khác nhau. Em thích cây nào nhất? Vì sao?

Câu trả lời:

Em thích nhất là cây phượng vĩ vì cây phượng gắn liền với lứa tuổi học trò chúng em. Hoa phượng đỏ mang trong mình những kí ức tuổi học trò rất ý nghĩa. Chúng thường nở vào những dịp kết thúc năm học và chúng em được nghỉ hè, tạm thời xa rời mái trường thân yêu và bạn bè.

 

KHÁM PHÁ

Câu 1. Các bạn trong hình 1 đang quan sát những cây nào? Nêu đặc điểm của một số cây trong hình.

Giải bài 13 Một số bộ phận của thực vật

Câu 2. Quan sát hình 2 và nhận xét đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm.

Giải bài 13 Một số bộ phận của thực vật

Câu trả lời:

Câu 1. Các bạn trong hình đang quan sát cây su hào, cây cau.

Đặc điểm của một số loại cây trong hình:

  • Cây su hào : lá dài, màu xanh đậm, thân phình to tạo thành củ.
  • Cây cau: thân cột, cao, lá to, phiến lá xẻ sâu hình dạng lông chim.
  • Cây bắp cải: phiến lá màu xanh nhạt, có nhiều lớp lá xếp lên nhau tạo thành hình cầu.
  • Cây xoài: thân gỗ, cao, lá xoài mọc so le, thuôn dài, lá màu xanh lục đậm ở mặt trên và mặt dưới màu xanh nhạt.

Câu 2.

  • Rễ cọc gồm một rễ cái mọc sâu xuống đất và có những rễ con mọc ra từ rễ cái.
  • Rễ chùm gồm nhiều rễ gần bằng nhau mọc toả ra từ một thân cây tạo thành một chùm.

 

THỰC HÀNH

Câu 1. Sắp xếp các cây từ hình 3 đến hình 6 vào nhóm cây rễ cọc, rễ chùm.

Câu 2. Nhận xét và so sánh hình dạng, kích thước các rễ cây đó.

Câu trả lời:

Câu 1. Sắp xếp:

  • Nhóm cây có rễ cọc: cây rau dền, cây bưởi.
  • Nhóm cây có rễ chùm:cây cần tây, cây lúa.

Câu 2. So sánh:

  • Rễ cọc: rễ to, dài, cứng.
  • Rễ chùm: rễ bé, mỏng, mềm.

 

KHÁM PHÁ

Câu 1. Quan sát các hình dưới đây và cho biết:

  • Cây nào có thân đứng, thân leo, thân bò?
  • Cây nào có thân gỗ, thân thảo?

Giải bài 13 Một số bộ phận của thực vật

Câu 2. Nhận xét, so sánh về đặc điểm, hình dạng của các thân cây.

Câu trả lời:

Câu 1. Quan sát các hình dưới đây:

  • Cây thân đứng: cây lúa, cây mít.
  • Cây thân leo: cây mướp.
  • Cây thân bò: cây dưa hấu.
  • Cây thân gỗ: cây mít.
  • Cây thân thảo: cây lúa, cây mướp, cây dưa hấu.

Câu 2. So sánh về đặc điểm và hình dạng của các thân cây:

  • Cây thân gỗ có thân khỏe, cứng, kích thước cao lớn, có cành và chắc chắn hơn.
  • Cây thân thảo có thân mềm, kích thước ngắn và nhỏ nhưng linh hoạt hơn.
  • Cây thân mọc đứng sẽ cao và cứng cáp hơn cây thân leo hoặc thân bò (mềm, yếu và thấp).

 

THỰC HÀNH

Quan sát thực vật xung quanh, viết vào vở tên cây theo gợi ý:

Giải bài 13 Một số bộ phận của thực vật

Câu trả lời:

  • Cây thân đứng: cây phượng vĩ, cây bằng lăng, cây hướng dương.
  • Cây thân bò: cây rau má, cây cỏ gà, cây dưa hấu.
  • Cây thân leo: cây mướp, cây bí đao, cây mồng tơi, cây bầu. 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

KHÁM PHÁ

Câu 1. Chỉ và nói tên các bộ phận của lá cây ở hình 11.

Giải bài 13 Một số bộ phận của thực vật

Câu 2. Nhận xét và so sánh về hình dạng, kích thước, màu sắc của một số lá cây ở các hình dưới đây.

Giải bài 13 Một số bộ phận của thực vật

THỰC HÀNH

Câu 1. Quan sát một lá cây, vẽ và ghi tên các bộ phận của lá cây đó.

Câu 2. Chia sẻ với các bạn về tên, đặc điểm của lá cây em đã vẽ.

Câu 1. Chỉ, nói tên các bộ phận của hoa và quả.

Câu 2. Nhận xét và so sánh về màu sắc, hình dạng của hoa, quả.

THỰC HÀNH

Giới thiệu với bạn về đặc điểm của hoa và quả khác mà em biết.

VẬN DỤNG

Câu 1. Tìm hiểu cây ở trường hoặc nơi em sống theo gợi ý sau:

Câu 2. Nhận xét và so sánh về đặc điểm của các cây đó.