I. Độ to và biên độ của sóng âm
1. Biên độ dao động của nguồn âm, sóng âm
Câu hỏi: Hãy so sánh biên độ của sóng âm trong hình 13.2b và 13.2c từ đó rút ra mỗi quan hệ giữa biên độ của sóng âm và biên độ dao động của nguồn âm
Huớng dẫn giải :
- So sánh: Biên độ dao động của hình b lớn hơn hình c
- Nhận xét: Biên độ của sóng âm tỉ lệ thuận với biên độ dao động của nguồn âm
2. Độ to của âm
Câu hỏi 1: So sánh độ to của âm thanh nghe được trong thí nghiệm vẽ ở hình 13.2b và 13.2c
Hướng dẫn giải :
Âm thanh của hình b lớn hơn hình c
Câu hỏi 2: Từ câu trả lời trên, rút ra mỗi quan hệ giữa biên độ của sóng âm với độ to của âm
Hướng dẫn giải :
Từ câu trả lời trên, rút ra mỗi quan hệ giữa biên độ của sóng âm với độ to của âm: Biên độ sóng âm dao động càng lớn, âm càng to.
Câu hỏi 3: Khi gảy đàn hoặc đánh trống, muốn âm phát ra to hơn người ta làm thế nào? Tại sao?
Hướng dẫn giải :
Muốn tiếng trống, tiếng đàn to ta có thể đánh trống mạnh hoặc gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn, tiếng trống sẽ to. Vì khi ấy sẽ tạo ra biên độ dao động có sự thay đổi, càng lớn thì âm thanh phát ra càng to