Giải bài 12: Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng - Sách công nghệ trồng trọt 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..

MỞ ĐẦU

Quan sát Hình 12.1 và mô tả những biểu hiện bất thường trên các bộ phận của cây trồng. Vì sao cây trồng lại có những biểu hiện như vậy?

Giải bài 12 Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng

Câu trả lời:

Quan sát Hình 12.1 và mô tả những biểu hiện bất thường trên các bộ phận của cây trồng:

  • Hình A: lá bị úa vàng, bị thủng, rách do sâu ăn
  • Hình B: mốc, đốm đen
  • Hình C: quả bị sâu.

Cây trồng lại có những biểu hiện như vậy vì: sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch.

1. TÁC HẠI CỦA SÂU, BỆNH ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

Hình thành kiến thức:

Câu 1. Sâu bệnh gây ra những tác hại gì đối với cây trồng?

Câu 2. Vì sao sâu, bệnh hại làm giảm giá trị dinh dưỡng, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng?

Câu trả lời:

Câu 1. Sâu bệnh gây ra những tác hại gì đối với cây trồng:

  • Làm cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch.
  • Làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm.
  • Làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng.
  • Làm giảm độ đồng đều của nông sản, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản.

Câu 2. Vì sâu bệnh tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Ngoài ra người trồng sẽ phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để sâu bệnh, thì sẽ để lại tồn dư chất hóa học gây ảnh hưởng sức khỏe đến người sử dụng.

Luyện tập:

Quan sát Hình 12.2 và cho biết tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng

Giải bài 12 Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng

Câu trả lời:

Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng:

  • Hình A: Sâu bệnh phá hại, lá bị úa vàng
  • Hình B: Thân, cành bị sần sùi
  • Hình C: rễ, cây, củ bị thối.
  • Hình D: quả bị chảy nhựa, đốm đen.

$\Rightarrow$ Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trong sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch. Sâu, bệnh hại đã làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm, làm giảm tỉ lệ nảy mẩm và sức sống của hạt giống, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng. Sâu, bệnh hại cũng làm giảm độ đồng đều của nông sản, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản.

Vận dụng:

Nêu tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng ở gia đình hoặc địa phương em.

Câu trả lời:

Gợi ý:

Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng ở gia đình hoặc địa phương em là:

  • Chúng phá hoại tất cả các cây trồng.
  • Gây mất mùa và giảm năng suất
  • Thối rễ, thân, củ, thủng lá, gãy cành, rụng quả, biến dạng lá cây, thân chảy nhựa,...

2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

Hình thành kiến thức:

Vì sao phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng góp phần duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường?

Câu trả lời:

Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng góp phần duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường vì:

  • Phòng trừ sâu bệnh hại giúp giảm thiểu sâu, bệnh gây hại cho cây trồng;
  • Góp phần đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông sản.
  • Ổn định, gia tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp

$\Rightarrow$ Góp phần duy trì cân bằng sinh thải, bảo vệ môi trường.

Vận dụng:

Em sẽ làm gì để góp phần phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng ở gia đình, địa phương?

Câu trả lời:

Để góp phần phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng ở gia đình, địa phương, cần:

  • Thường xuyên vệ sinh đất canh tác nhằm tiêu diệt mầm mống và nơi trú ẩn của sâu bệnh hại cây trồng.
  • Gieo giống tránh những thời điểm sâu bệnh sinh trưởng mạnh.
  • Tăng cường bón phân hợp lý và chăm sóc tỉ mỉ các cây trồng để tăng khả năng chống sâu bệnh.
  • Thay phiên trồng các loại cây trồng khác nhau nhằm giảm sự thích ứng của sâu bệnh.
  • Lựa chọn những giống cây có khả năng chống sâu bệnh.