Giải bài 11: Vẻ đẹp của nhân vật trong tranh thời Phục hưng - Sách mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..

1. Khám phá nhân vật trong tranh thời Phục hưng

Quan sát hình và cho biêt:

  • Hòa sắc của bức tranh.
  • Biểu cảm của nhân vật trong tranh.
  • Cách diễn tả hình dáng, trang phục của nhân vật.

Giải bài 11 Vẻ đẹp của nhân vật trong tranh thời Phục hưng

Câu trả lời:

  • Hòa sắc trầm ấm, sự chuyển biến đậm nhạt giúp diễn đạt hình khối, bóng tối-ánh sáng.
  • Biểu cảm của nhân vật trong tranh được thể hiện chân thực, sinh động.
  • Trang phục được diễn tả bằng những đường cong nếp gấp mềm mại. Hình dáng của nhân vật chân thực, cơ thể cân đối. 

2. Cách mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh

Quan sát và chỉ ra cách mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh.

Giải bài 11 Vẻ đẹp của nhân vật trong tranh thời Phục hưng

Câu trả lời:

  • Bước 1: Vẽ phác hình để xác định bố cục tranh
  • Bước 2: Mô phỏng chân dung của nhân vật theo tranh mẫu.
  • Bước 3: Vẽ màu hoàn thiện sản phẩm. 

4. Trưng bày sản phẩm và chia sẻ

Chia sẻ về chân dung nhân vật trong tranh thời Trung đại mà em biết.

Câu trả lời:

Giải bài 11 Vẻ đẹp của nhân vật trong tranh thời Phục hưng

Bức “Người đàn bà với con chồn” là một trong bốn bức chân dung phụ nữ do Leonardo vẽ và là bức họa duy nhất của Leonardo tại Ba Lan. Người phụ nữ trong tranh là Cecilia Gallerani, người tình của công tước Ludovico Sforza xứ Milan. Tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên gỗ.

Tác phẩm vẽ người đẹp thành Siena như một nhân vật đức hạnh với làn da trắng như sứ, tóc và phục trang tiết giản mà thanh tao với một áo choàng sbernia màu xanh dương trên vai trái che phủ bớt phần váy áo màu đỏ bên dưới, một dải lụa màu sẫm vấn quanh đầu, giữ một tấm voan phủ tóc có viền vàng tinh tế, cùng chuỗi hạt màu đen càng làm cho nhân vật thêm phần khiêm nhường. 
 
Tư thế của nàng Cecilia trong tranh khác biệt với tư thế nhân vật trong các bức chân dung thường thấy thời đó. Nàng ngồi nghiêng về bên phải, khuôn mặt lại ngoảnh về bên trái, mắt không hướng về phía người xem tranh theo cách thông thường mà nhìn về một "bên thứ ba" nào đó ở cánh phải phía ngoài khung tranh.
 
Với chất liệu sơn dầu mới chỉ được giới thiệu ở Ý vào năm 1470, trên mặt phẳng của tấm gỗ óc chó, danh họa người Ý đã vẽ được một hình ảnh có chuyển động, thể hiện được cả tính cách và tâm lý của nhân vật thông qua dáng điệu, cử chỉ.
 
John Pope-Hennessy, nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật nổi tiếng, cho rằng đây là "bức chân dung hiện đại đầu tiên".