Giải bài 11: Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội - Sách giáo dục công dân 7 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
1. Quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi
a) Từ thông tin 1, em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật của ông A, bạn C và giải thích vì sao?
b) Từ thông tin 2, theo em, hành vi của ông A sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?
c) Theo em, pháp luật quy định như thế nào về phòng, chống tệ nạn ma tuý?
a) Từ thông tin 3, em hãy liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật của anh T và bà M ở trường hợp 2.
b) Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về pháp luật phòng, chống tệ nạn mại dâm.
a) Từ thông tin 4, em chỉ ra các hành vi vi pháp luật của anh B ở trường hợp 3.
b) Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội ở trường hợp 3.
2. Công dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội
Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi
Em hãy phân tích thái độ và hành vi của M trong tình huống trên.
Em hãy đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi
a) P đã làm gì để thay đổi cuộc dời của mình?
b) Từ bài học của P, theo em chúng ta cần làm gì để tránh mắc phải tệ nạn xã hội và đấu tranh chống lại các tệ nạn xã hội?
Luyện tập
Câu 1. Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? Vì sao?
A. Ông H nhận lời vận chuyển ma tuý đến tỉnh khác cho ông B.
B. Bà K tổ chức dịch vụ bói toán tại nhà.
C. Anh M tố cáo hành vi tổ chức đánh bạc.
D. Cô X dụ dỗ H và P đi bán dâm.
E. Bạn N tuyên tuyền cho mọi người xung quanh về hậu quả của ma tuý.
G. Chị T đã tổ chức cho mọi người đánh bạc tại nhà.
Câu 2. Em sẽ ứng xử như thế nào trong các trường hợp sau?
a) Bạn mời hút heroin.
b) Bạn rủ chơi bài ăn tiền.
c) Người lạ rủ đi chơi.
d) Người khác nhờ mang hộ đồ mà không rõ là gì.
Câu 3. K đã từng bị nghiện và đi cai nghiện thành công. Một lần tham gia sinh nhật, K thấy các bạn có ý định thử hút ma túy. Từ những hậu quả mà bản thân trải qua, K đã khuyên ngăn các bạn là không nên thử.
Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của K trong trường hợp trên.
Câu 4. Qua tìm hiểu, biết D (13 tuổi) là người hiếu thắng và đua đòi nên anh Y đã trực tiếp giới thiệu và cho D hút thử một loại thuốc lá điện tử. Khi thấy D bắt đầu nghiện, anh Y đề nghị D hãy giới thiệu sản phẩm đó đến bạn bè để bán hàng.
Theo em, hành vi của anh Y có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
Câu 5. Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia.
a) Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao?
b) Nếu là bạn của C, em sẽ làm thể nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội?
Câu 6. Em hãy chia sẻ các cách sống lành mạnh để phòng, tránh tệ nạn xã hội.
7. Theo em, những hành vi nào sau đây của trẻ em là vi phạm hoặc không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?
(Đánh dấu X vào ô mà em chọn)
Hành vi của trẻ em |
Vi phạm |
Không vi phạm |
1. Hút thuốc lá |
|
|
2. Cùng bạn học tập |
|
|
3. Đua xe |
|
|
4. Chơi game bạo lực thường xuyên |
|
|
5. Tụ tập sử dụng heroin |
|
|
6. Tố cáo người buôn bán ma tuý |
|
|
7. Chơi bài ăn tiền |
|
|
8. Tuyên truyền chống mê tín dị đoan |
|
|
8. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
Gia đình của H thuộc hàng khá giả trong khu dân cư, nên từ nhỏ H đã được bố mẹ nuông chiều, muốn gì được đó. Dù chưa đủ tuổi sử dụng xe máy, nhưng hằng ngày H vẫn cùng một vài anh chị lớp trên phóng xe, đánh võng ở ngoài đường. Để liên lạc với bạn bè, H đã lấy trộm tiền của bố mẹ mua một chiếc điện thoại di động đắt tiền.
Từ khi có điện thoại, H thường xuyên nói dối bố mẹ, trốn học, tranh thủ mọi thời gian để chơi game. Lúc đầu, H chơi các trò chơi giải trí, sau H đã chuyển sang các trò chơi mang tính bạo lực do được anh M cửa hàng game cho chơi. Lâu dần, H bị nghiện và bị ám ảnh bởi các nhân vật anh hùng trong trò chơi, không thích giao lưu với mọi người xung quanh. H thường xuyên rơi vào trạng thái dễ kích động, thích bạo lực, không làm chủ được bản thân dẫn đến đánh nhau với các bạn. Để có tiền mua thẻ game và tham gia cá độ, H đã rủ các bạn mình đi ăn trộm tài sản của hàng xóm nên đã bị bắtSau khi được cơ quan công an phân tích, H và các bạn đã nhận thức được hành vi sai trái của mình và chấp nhận cùng với gia đình đền bù thiệt hại cho hàng xóm. Đồng thời, H và các bạn cũng đã chỉ ra những người đã dụ dỗ mình chơi game bạo lực để cơ quan công an biết và xử lí.
a) Em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của H.
b) Theo em, chúng ta cần làm gì để đấu tranh với các tệ nạn xã hội?
9. Do không có tiền ăn chơi, dù còn đang là một học sinh nhưng V đã chấp nhận bán dâm cho khách theo lời môi giới của bà Y và bị bắt ép uống rượu, bia hoặc hút thuốc lá. Đồng thời, bà Y còn đề nghị V lôi kéo thêm những người bạn của mình tham gia vào đường dây mại dâm. Vì được chia hoa hồng nên V đã dụ dỗ bạn L (15 tuổi) thực hiện hành vi bán dâm cho anh N.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật của V và bà Y.
10. Con ốm, nhưng chị M lại không đưa con đến bệnh viện khám chữa, mà lại tin ông X là thầy cúng trong làng. Mỗi lần cúng, ông X lại yêu cầu chị M đưa 10 triệu
đồng, nhưng con chị vẫn không khỏi. Để lấy tiền cúng cho con, anh P là chồng chị M đã tổ chức đánh bạc nên đã bị công an bắt giữ.
a) Em hãy liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của ông X, anh P.
b) Theo em, các hành vi của ông X và anh P sẽ bị xử phạt như thế nào?
11. Gần đây, sau giờ tan trường, D thường rủ K đi chơi xóc đĩa ăn tiền. D chia sẻ trong lớp mình có rất nhiều bạn đã tham gia và kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, khi bị K từ chối với lí do là không có tiền để tham gia thì D đã đe doạ và ép buộc K đi cùng với các bạn của mình.
a) Theo em, hành vi của D có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không?
b) Nếu là K trong trường hợp này, em sẽ làm gì để không mắc vào tệ nạn cờ bạc?
12. Một buổi tối khi đến nhà bạn, Lan cùng các bạn đã nhìn thấy một đám thanh niên tụ tập hút ma tuý. Về nhà, Lan đã quyết định chia sẻ điều đó với bố mę. Sau khi đã hỏi kĩ về hành vi của đám thanh niên, bố mẹ Lan đã đến báo cho công an xã.
Em có nhận xét gì về thái độ, hành vi của Lan và gia đình?
13. Ông D là hàng xóm của gia đình T thường xuyên tổ chức sử dụng ma tuý cho thanh niên trong thôn. Thấy T hay sang chơi, ông D đã dụ dỗ T dùng thử ma tuý. Trước hành vi của ông D, T kiên quyết từ chối không dùng thử nên bị ông D cho mấy người nghiện ngập đe doạ. Thấy T có biểu hiện lo lắng, qua trò chuyện, bố biết được hành vi của ông D đối với con mình nên đã tố giác với cơ quan công an
a) Em hãy nhận xét hành vi của ông D, T và bố mẹ T.
b) Có ý kiến cho rằng, hành vi của ông D chỉ bị xử phạt hành chính mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
14. Gần đây, trên địa bàn xã của M thường xuyên xảy ra tình trạng một số đối học sinh tụ tập sử dụng các chất cấm. Để phòng, chống tệ nạn ma tuý, nhà trường đã tổ chức tuyên tuyền về hậu quả cho học sinh. Tuy nhiên, một số bạn của lớp M lại không muốn tham gia với lí do là mình không sử dụng nên không cần biết.
a) Em có đồng tình với ý kiến của một số bạn lớp M không?
b) Nếu là M trong trường hợp trên, em sẽ giải thích cho các bạn như thế nào?
15. Là một học sinh, em đã làm gì để cùng mọi người phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa phương?
16. Từ những quy định của pháp luật, em hãy lập kế hoạch để phòng, tránh các tệ nạn xã hội cho bản thân.
a) Em hãy chia sẻ về một hoạt động cụ thể của địa phương em trong phòng, chống tệ nạn xã hội. Theo em, những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với em và mọi người xung quanh trong phòng, chống tệ nạn xã hội?
b) Hãy cùng các bạn trong lớp tìm hiểu và viết một bài tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma tuý trong học đường.