Em hãy tìm hiểu tư liệu về tình hình phát triển và phân bố công nghiệp may ở Việt Nam..
* Tình hình phát triển: Dệt may trong nhiều năm qua đã có những đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu của cả nước:
- Là ngành tiên phong xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới, giúp thu về một lượng lớn ngoại tệ.
- Có tốc độ tăng trưởng cao trong lĩnh vực xuất khẩu, bình quân là 24,8%/năm và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
- Dệt may trở thành một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam.
- Tổng giá trị xuất khẩu đạt 25,67 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2019
- Ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Canada, Mỹ và Nhật Bản trong đó Châu Âu chiếm thị phần lớn nhất là từ 34-38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.
* Phân bố: Nhiều nhưng phân bố không đều:
- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến 31/12/2010, ngành công nghiệp Dệt may có 3.710 doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có sự phân bố không đồng đều giữa vùng miền.
- Tại miền Bắc, nơi tập trung tới 30% doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp lại chủ yếu đóng tại thủ đô Hà Nội.
- Khu vực miền Nam chiếm tới 62% lượng doanh nghiệp toàn Ngành, cũng chủ yếu tập trung tại TP.Hồ Chí Minh.
- Còn khu vực miền Trung chỉ chiếm 8% lượng doanh nghiệp toàn Ngành.
=> Sự tập trung quá cao này dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp dệt may với các ngành công nghiệp khác; giữa các doanh nghiệp dệt may với nhau về đơn hàng, lao động, tiền lương... Chi phí sản xuất tăng cao do tốc độ tăng trưởng GDP bình quân tại các thành phố này đều dẫn đầu cả nước. Quỹ đất ngày càng hạn hẹp, đặc biệt là các yêu cầu về tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe.