Em hãy nêu ví dụ về tác động của thiên nhiên đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và du lịch..
1/
- Đối với nông nghiệp: Mỗi vùng có loại cây trồng riêng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất trồng ở nơi đó. Nơi có khí hậu, đất trồng, nguồn nước thuận lợi thì cây trồng vật nuôi phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao. Nơi có điều kiện khắc nghiệt, thiên tai nhiều thì cây trồng, vật nuôi bị tàn phá, dịch bệnh, năng suất, chất lượng thấp,...
- Đối với công nghiệp: Nơi có nguồn khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn sẽ phát triển công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp khác như năng lượng, hoá chất, chế tạo,...
- Đối với giao thông: Nơi có địa hình bằng phẳng dễ dàng cho việc xây dựng hệ thống đường ô tô, đường sắt, những vùng nhiều sông, nước không đóng băng phát triển loại hình đường thuỷ, các quốc gia có biển sẽ phát triển đường biển, những nơi địa hình cao, hiểm trở khó khăn trong việc phát triển giao thông, loại hình cáp treo là phương án hiệu quả.
- Đối với du lịch: Cảnh sắc thiên nhiên đẹp do địa hình, thảm thực vật, sông, hồ,... là yếu tố thu hút du khách, giúp du lịch phát triển.
2/ Một số hành động của con người làm ô nhiễm môi trường không khí và nước:
- Với môi trường không khí:
- Trong sinh hoạt: khí thải trong giao thông, sử dụng bếp than tổ ong,...
- Trong sản xuất: khói, bụi toả từ ống khói,...
- Với môi trường nước:
- Trong sinh hoạt: nước thải sinh hoạt chưa được xử lí, rác thải đổ ra sông, biển,...
- Trong sản xuất: sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp...
Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
3/ Ở nơi em sinh sống, đất trồng tác động nhiều nhất tới đời sống và sản xuất của người dân. Vì quê em thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, đất đai được bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm. Người dân chủ yếu sông bằng nghề nông, trồng lúa, trồng hoa màu,...
4/ Một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày:
- Sử dụng các loại túi đựng hàng thay thế: Túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần, túi dệt từ sợi ni lông sử dụng nhiều lần, túi ni lông tự huỷ, phân hủy sinh học
- Chương trình quản lý chất thải rắn theo mô hình 3R “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” đã được thực hiện ở một số nơi như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chương trình không chỉ nhằm giảm sử dụng túi ni lông mà còn tăng cường tái sử dụng và tái chế túi ni lông.
- Khuyến khích các nhà phân phối, nhà bán lẻ tham gia chương trình giảm phân phát túi ni lông
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng với các nội dung: tác hại của túi ni lông đối với kinh tế- xã hội, môi trường và sức khỏe cộng đồng; định hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường, các loại túi sử dụng nhiều lần; các biện pháp giảm sử dụng, tái sử dụng túi ni lông trong đời sống hàng ngày; ý nghĩa của phân loại và tái chế túi ni lông.
- Xây dựng một hệ thống thu gom, tái chế, tái sử dụng túi ni lông. Để tăng cường thu gom và tái chế loại túi ni lông đang rất thông dụng này, cơ quan quản lý cần phối hợp với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân cư, các chung cư… bố trí các điểm thu gom dành riêng cho túi ni lông
- Tổ chức các buổi ngoại khóa, biểu diễn thời trang về nilon