Em hãy cho biết các vua nhà Lê sơ đã có những biện pháp gì để khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Đại Việt..

Câu hỏi 1: Những biện pháp để khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Đại Việt của nhà Lê sơ:

- Nhà Lê sơ đã ban hành Quốc triều hình luật, ngoài những điều luật bảo vệ vua và chế độ phong kiến thì bộ luật chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia.

- Triều Lê sơ cũng chú trọng xây dựng quân đội mạnh, tiếp tục duy trì chính sách "ngụ binh ư nông". 

- Căn dặn người sau phải cương quyết bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

Câu hỏi 2:

Tình hình xã hội

Thành tựu văn hóa

- Xã hội thời Lê sơ phân hoá thành nhiều tầng lớp khác nhau:

+ Tầng lớp quý tộc có nhiều đặc quyền đặc lợi

+ Tầng lớp nông dân chiếm đại đa số và là lực lượng sản xuất chính

+ Tầng lớp thương nhân và thợ thủ công ngày càng đông nhưng địa vị không được coi trọng.

+ Tầng lớp nô tì giảm dần nhờ nhà Lê sơ hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán nô tì.

- Về văn học:

+ Chiếm ưu thế là văn học chữ Hán với các tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi, "Quỳnh uyển cửu ca" của Lê Thánh Tông,...

+ Bên cạnh đó là các tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu như "Quốc Âm thi tập" của Nguyễn Trãi, "Hồng Đức quốc âm thi tập" của Lê Thánh Tông,...

- Về sử học, có Ngô Sỹ Liên với "Đại Việt sử ký toàn thư".

- Về địa lý, có bộ "Dư địa chí", "Hồng Đức bản đồ".

- Về y học, có "Bản thảo thực vật toát yếu" của Phan Phu Tiên.

- Về toán học, có "Đại thành toán pháp" của Lương Thế Vinh, " Lập thành toán pháp" của Vũ Hữu.

- Về âm nhạc

+ Nhã nhạc cung đình chính thức ra đời, bước đầu quy định về nhạc khí và các bài biểu diễn đơn giản.

+ Các loại hình nghệ thuật như chèo, tuồng rất phát triển và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của dân chúng.

- Về nghệ thuật kiến trúc, chủ yếu là các công trình lăng tẩm, cung điện như điện Lam Kinh, điện Kính Thiên

- Về nghệ thuật điêu khắc, phong cách điển hình là sử dụng chất liệu đá, trau chuốt, tỉ mỉ, khối hình hoà quyện trong không gian.

Câu hỏi 3: Một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ:

- Nguyễn Trãi (1380 - 1420) là vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất thế giới. Cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước luôn đề cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Nguyễn Trãi để lại cho đời những tác phẩm văn học lớn, tiêu biểu như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí,...

- Vua Lê Thánh Tông (1442-1497) lên ngôi năm 1960, đặt niên hiệu là Quang Thuận, năm 1470 đổi niên hiệu là Hồng Đức. 37 năm trị vì của ông là giai đoạn đất nước thịnh vượng về mọi mặt. Ngoài tài trị nước, ông còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Di sản thơ văn của ông khá đồ sộ với nhiều tác phẩm như Hồng Đức quốc âm thi tập, Quỳnh uyển cửu ca,... Ông lập hội “Tạo đàn” (Nhóm các nhà thơ), tạo nên trào lưu văn học cung đình, đánh dấu bước phát triển cao của văn chương đương thời.

- Lương Thế Vinh (1441 - 1496) là nhà toán học vĩ đại của Đại Việt. Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, do giỏi tính toán nên người ta thường gọi là Trạng Lường. Công trình tiêu biểu của ông là Đại thành toán pháp. Lương Thế Vinh còn là tác giả của tác phẩm Hí phường phả lục, trong đó mô tả các môn nghệ thuật thời bấy giờ như chèo, tuồng, múa rối,...