Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích các nhân tố tác động đến đô thị hóa..
Câu 4. Các nhân tố tác động đến đô thị hóa:
1. Kinh tế xã hội:
- Trình độ phát triển kinh tế: quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành kinh tế, kết cấu hạ tầng, trình độ văn hoá, mức sống dân cư,... => tác động mạnh đến quá trình đô thị hoá, mang tính chất quyết định trong quá trình đô thị hoá.
- Quá trình công nghiệp hoá trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản => hình thành các đô thị ở nông thôn và các vùng ven biển.
- Đường lối và hệ thống chính sách của Nhà nước: quy hoạch đô thị là cơ sở pháp lí => tạo điều kiện thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển mạng lưới đô thị.
- Lối sống: phát triển lối sống đô thị => lối sống nông thôn ngày càng tiếp cận với lối sống đô thị nên quá trình đô thị hoá phát triển mạnh ở nông thôn.
-> Ví dụ: Ở Việt Nam, những hiện tượng đô thị hoá vùng ven, các làng xã lọt vào đô thị, hiện tượng nhập cư tạm thời, mở rộng dân cư Hà Nội ra các vùng Hà Tây, Hoà Bình...
2. Tự nhiên:
- Vị trí địa lí ảnh hưởng đến lịch sử hình thành và phát triển đô thị, tính chất đô thị và lối sống đô thị.
=> Các đô thị lớn có lịch sử phát triển lâu đời đều nằm ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi về giao thông, điều kiện sống,... tạo mối liên kết kinh tế nội vùng, quốc tế.
- Điều kiện tự nhiên: vùng có ĐKTN thuận lợi sẽ thu hút dân cư, do đó quá trình đô thị hoá diễn ra sớm hơn, quy mô lớn hơn.
=> Ví dụ: Ở tỉnh KonTum, Hệ thống đường giao thông được mở không chỉ bảo đảm sự kết nối giữa các vùng trong tỉnh, kéo theo sự phát triển mọi mặt của đời sống, đồng bào các dân tộc trong tỉnh, bộ mặt nông thôn vùng sâu, vùng xa ngày càng khởi sắc và có nhiều đổi thay, tạo đà phát triển và đô thị hóa.
Câu 5. Những tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế, xã hội và môi trường:
1. Tích cực:
- Đối với kinh tế - xã hội:
- Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
- Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp. => từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.
- Đối với môi trường:
- Mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành môi trường đô thị hiện đại, góp phần giúp người dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tiện nghỉ.
- Người dân ứng xử văn minh, thực hiện quy định về vệ sinh môi trường tại đô thị.
2. Tiêu cực:
- Đối với kinh tế - xã hội: Đô thị hóa tự phát làm đẩy nhanh quá trình tập trung dân cư tại các đô thị.
- Gây quá tải cơ sở hạ tầng (giao thông, nhà ở, điện nước, y tế, giáo dục,...).
- Phân hoá giàu nghèo giữa các vùng và tạo sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm, quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị.
- Thiếu hụt nguồn lao động ở nông thôn, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống tại địa phương.
- Đối với môi trường:
- Làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình bề mặt, mực nước ngầm,... ở các đô thị.
- Môi trường bị ô nhiễm từ các chất thải trong sản xuất và sinh hoạt.