Dựa vào sơ đồ trên, hãy trình bày tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã.
Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã:
- Theo truyền thuyết, thành Roma do Romullus xây dựng vào năm 753 TCN trên bờ sông Tibres thuộc miền trung bán đảo Ý, nơi quần cư của 3 bộ lạc người Latin. Mỗi bộ lạc này bao gồm 100 thị tộc, cứ 10 thị tộc được gọi là một Curi (bào tộc). Các thành viên của các thị tộc này đều có quyền bình đẳng với nhau về kinh tế, chính trị và được gọi là công dân Roma.
- Quản lý xã hội thị tộc của người Roma thời kỳ này là 3 cơ quan: Đại hội nhân dân (Curi), Viện nguyên lão (Senat) và "Hoàng đế" (Rex).
+ Đại hội nhân dân: được coi là đại hội cổ xưa nhất của người Roma. Thành viên của Đại hội này gồm tất cả đàn ông của 300 thị tộc, mỗi người đại diện cho một lá phiếu quyết định những vấn đề quan trọng như tuyên chiến hay nghị hòa, xét xử, tế lễ và bầu ra một Hoàng đế (Rex).
+ Viện nguyên lão: gồm 300 người là những thủ lĩnh của 300 thị tộc. Là cơ quan quyền lực tối cao, quyết định hầu hết các công việc quan trọng của người Roma, được quyền thảo luận trước về những đạo luật, quyền phê chuẩn hoặc phủ quyết những nghị quyết của Đại hội nhân dân.
+ Hoàng đế (Rex): Do Đại hội nhân dân và Viện nguyên lão bầu ra, không được cha truyền con nối và có thể bị Đại hội nhân dân bãi nhiệm. Thực chất, Rex chỉ là thủ lĩnh quân sự của 3 bộ lạc, là tăng lữ tối cao và xét xử những vụ kiện trong nội bộ.