yếu tố/ miền | Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ | Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ | Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ |
Địa hình | Địa hình đa dạng: núi cao, đồi núi thấp, đồng bằng. Đây là vùng đồi núi thấp, nổi bật là những dãy núi hình cánh cung | - Địa hình cao nhất nước ta, có nhiều dãy núi cao như: Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh, Pu Đen Sao, Trường Sơn Bắc...
- Hướng chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam với các bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi.
| - Khối núi cổ Kon Tum. Chủ yếu là cao nguyên, sơn nguyên, núi ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Đồng bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thấp, bằng phẳng và mở rộng.
|
Khí hậu - Thuỷ văn | Khí hậu: Tính chất nhiệt đới giảm sút, mùa đông lạnh nhất cả nước - Mùa đông giá lạnh, gió bấc, mưa phùn rét
- Mỗi năm có 20 đợt gió lạnh tràn về
- Mùa đông đến sớm nhưng kết thúc muộn
- Nhiệt độ thấp ở miền núi có thể xuống 0 độ, đồng bằng 5 độ.
- Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, có mưa ngâu tháng tám.
Sông có thung lũng rộng, độ dốc nhỏ, hàm lượng phù sa lớn, có hai mùa lũ và cạn rõ rệt | Khí hậu:
- Mùa đông ngắn, đến muộn và kết thúc sớm.
- Mùa hạ gió Phơn tây nam khô nóng.
- Mùa mưa và mùa lũ chậm dần từ Bắc vào Nam.
Sông ngòi nhiều nhưng chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc và có nhiều tiềm năng thuỷ điện | Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nóng quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình năm cao (25 – 27°C), tổng lượng nhiệt lớn hơn 9000°C.
- Mùa khô nóng, kéo dài 6 tháng. Mưa ít và bốc hơi mạnh dễ gây hạn hán và cháy rừng.
- Biên độ nhiệt năm nhỏ từ 3 – 7°C.
Có 2 hệ thống sông lớn bồi đắp phù sa là: hệ thống sông Mê Kông và hệ thống sông Đồng Nai. |
Đất - sinh vật | Đất : Feralit ở đồi núi và phù sa màu mỡ ở đồng bằng Sinh bật ưa lạnh cận nhiệt đới phát triển. | Có đủ hệ thống đai cao: nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn thô; đai ôn đới. | - Rừng phong phú với nhiều kiểu loại sinh thái
- Diện tích rừng của miền chiếm 60% diệnt tích rừng cả nước.
- Rừng có nhiều loại động, thực vật quý hiếm.
|