Dựa vào kiến thức đã học, em hãy tóm tắt các biểu hiện của quy luật địa đới qua thành phần và cảnh quan đa lí, sau đó hoàn thành thông tin theo bảng gợi ý .
Câu 1.
Các thành phần và cảnh quan địa lí Sự phân bố theo chiều từ xích đạo về hai cực
a. Các vòng đai nhiệt: Lần lượt là vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh và hai vòng đai băng giá vĩnh cửu.
b. Các đai khí áp: Lần lượt là đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao cận nhiệt đới, hai đai áp thấp ôn đới và hai đai áp cao địa cực.
c. Các đới gió chính: Lần lượt là gió Mậu dịch, đới gió Tây ôn đới và đới gió Đông cực.
d. Các đới khí hậu: Lần lượt có các đới khí hậu xích đạo (chung cho cả hai bán cầu), cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, cận cực và cực.
e. Các kiểu thảm thực vật: Lần lượt là rừng nhiệt đới, xích đạo; xavan, cây bụi; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; hoang mạc, bán hoang mạc; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; rừng cận nhiệt ẩm; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng lá kim; đài nguyên; hoang mạc lạnh.
f. Các nhóm đất chính: Lần lượt là đất đỏ vàng (feralit) và đen nhiệt đới; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; đất pốtdôn; đất đài nguyên; băng tuyết.
Câu 2.
a. Lượng bức xạ mặt trời tăng dần từ Bắc vào Nam. -> Địa đới
b. Khi đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ (phía đông dãy Trường Sơn Nam) là mùa mưa thì Tây Nguyên (phía tây dây Trường Sơn Nam) lại là mùa khô và ngược lại. -> Địa ô
c. Thiên nhiên vùng núi Hoàng Liên Sơn bị phân hoá thành ba đai cao, gồm đai nhiệt đới gió mùa ở độ cao dưới 600 - 700 m, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở độ cao từ 600 - 700 m đến 2 600 m và đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao từ 2 600 m trở lên. -> Đai cao