Đọc thông tin và quan sát Lược đồ 6.3, Sơ đồ 6.3 và Hình 6.14, hãy giải thích những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ thời cổ- trung đại.

Những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại.

  • Điều kiện tự nhiên: Sông Ấn và sông Hằng bồi đắp thành hai đồng bằng màu mỡ ở miền Bắc Ấn Độ.
  • Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã dần xuất hiện và từng bước phát triển.
  • Chính trị: Mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, có quyền lực vô hạn.
  • Xã hội: Chế độ đẳng cấp Vác-na với bốn đẳng cấp chính: Bra-ma (tăng lữ- quý tộc), Ksa-tri-a (vương công- vũ sĩ), Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công), Su-đra (nô lệ).
  • Cư dân: đa dạng về tộc người, chủ yếu là người Đra-vi-đa ở miền Nam và người A-ri-a ở miền Bắc.