Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy: Nêu những sự kiện tiêu biểu trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế kỉ XIX.
Một số sự kiện tiêu biểu trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế kỉ XIX:
- Những năm 30 – 40 của thế kỷ XIX, giai cấp công nhân đã lớn mạnh, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Li-ông (Pháp) năm 1834, khởi nghĩa Sơ-lê-din (Đức) năm 1844, phong trào Hiến chương ở Anh năm 1836 - 1847.
- Năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Năm 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập.
- 18/3/1871, khởi nghĩa ở Pa-ri bùng nổ và giành thắng lợi, dẫn tới sự ra đời của Công xã Pa-ri - nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.
- Cuối thế kỷ XIX, phong trào công nhân tiếp tục phát triển, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của hàng chục vạn công nhân Si-ca-gô ngày 1/5/1886.
- Năm 1903, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (Đảng vô sản kiểu mới), do Lênin sáng lập, ra đời.
- Cách mạng Nga 1905 - 1907 do giai cấp công nhân Nga lãnh đạo làm suy yếu chế độ Nga Hoàng, chuẩn bị cho cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi năm 1917.
Hình thức và phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân:
Phong trào đập phá máy móc và công xưởng là hình thức đấu tranh tự phát đầu tiên của giai cấp vô sản. Phong trào này diễn ra từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, trước hết ở Anh rồi lan ra các nước khác. Song, việc đập phá máy móc không đem lại kết quả gì ngoài sự tăng cường đàn áp của giai cấp thống trị. Qua kinh nghiệm của nhiều lần thất bại và sự trưởng thành về ý thức, phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng được nâng cao và có tổ chức hơn với hình thức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm và thành lập các nghiệp đoàn.
Nhận xét về phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân:
Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân giai đoạn này đều thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối rõ rang. Tuy nhiên, nó đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân và tạo cơ sở, điều kiện cho lý luận khoa học sau này.