Dạng 1: Tính lực đẩy Ác-si-mét.
Bài 1: Trọng lượng của vật P = 10m = 10. 0,6 = 6N
Thể tích của vật xác định từ công thức: V = $\frac{m}{D}$ = $\frac{600}{10,5}$ = 57,14 cm3 = 0,00005714 m3
Lực đẩy Ác-si-mét lớn nhất (khi vật chìm hoàn toàn trong nước):
FA = d.V = 10000. 0,00005714 = 0,5714N
Nhận xét: P > FA => Vật bị chìm xuống đáy
Bài 2:
a) Gọi D’ là khối lượng riêng của chất làm vật.
Trọng lượng của vật: P = 10D’.V
Lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V' = 10.D.$\frac{V}{3}$
Khi vật nổi ta có P = F hay 10.D’.V = 10D.$\frac{V}{3}$
=> Khối lượng riêng của vật: D’ = $\frac{D}{3}$ = $\frac{1000}{3}$ kg/m3
b) Lực đẩy Ác-si-mét
Khi vật nổi, lực đẩy Ác-si-mét bằng đúng trọng lượng của vật:
FA = P = 10.m = 10.0,2 = 2N