Giải VBT Tiếng việt 2 bài 2: Đầm sen sách "Chân trời sáng tạo". Trắc nghiệm Online sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn..
1. Nghe – viết: Đầm sen (từ đầu đến trưa hè).
2. Điền vần êu hoặc vần uê vào chỗ trống và thêm dấu thanh (nếu cần).
cái l……. áo th……. hoa hoa h……. tập đi đ…….
Trả lời:
cái lều áo thêu hoa hoa huệ tập đi đều
3. Điền vào chỗ trống:
a. Chữ l hoặc chữ n.
......ắng tô xanh ......á
Nhuộm đỏ cánh hoa
Rắc ......ên mái nhà
Sắc màu óng ả.
Theo Ninh Đức Hậu
b. Vần in hoặc vần inh và thêm dấu thanh (nếu cồn).
Cây rì rào khúc nhạc
Trong veo sớm t....... sương
Lung l….... bao tia nắng
Đậu quả ch….... vàng ươm.
Theo Phạm Hải Lê
Trả lời:
a. Chữ l hoặc chữ n.
Nắng tô xanh lá
Nhuộm đỏ cánh hoa
Rắc lên mái nhà
Sắc màu óng ả.
Theo Ninh Đức Hậu
b. Vần in hoặc vần inh và thêm dấu thanh (nếu cồn).
Cây rì rào khúc nhạc
Trong veo sớm tinh sương
Lung linh bao tia nắng
Đậu quả chín vàng ươm.
Theo Phạm Hải Lê
4. Viết từ ngữ chỉ thời tiết phù hợp với đặc điểm từng mùa.
a. Mùa xuân
M: ấm áp
b. Mùa hạ
c. Mùa thu
d. Mùa đông
Trả lời:
a. Mùa xuân: ấm áp, ẩm ướt
b. Mùa hạ: nóng bức
c. Mùa thu: mát mẻ
d. Mùa đông: lạnh giá
5. Tìm từ ngữ chỉ mùa điền vào chỗ trống.
Ở nước ta, các tỉnh từ đèo Hải Vân trở ra có bốn mùa rõ rệt. Đó là ................... mùa hạ (mùa hè), ..................... và mùa đông. Còn các tỉnh từ đèo Hải Vân trở vào có hai mùa là mùa khô và mùa mưa. .................., thời tiết mát mẻ và thường có mưa. ......................, thời tiết nóng nực và thường không có mưa.
Theo Nguyễn Duy Sơn
Trả lời:
Ở nước ta, các tỉnh từ đèo Hải Vân trở ra có bốn mùa rõ rệt. Đó là mùa xuân, mùa hạ (mùa hè), mùa thu và mùa đông. Còn các tỉnh từ đèo Hải Vân trở vào có hai mùa là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa. thời tiết mát mẻ và thường có mưa. Mùa khô, thời tiết nóng nực và thường không có mưa.
Theo Nguyễn Duy Sơn
6. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm:
a. Vì mưa nhiều, thời tiết mát mẻ.
b. Do nắng nóng kéo dài, cây cối bị khô héo.
c. Cây cối đâm chổi nảy lộc nhờ thời tiết ấm áp.
Trả lời:
a. Vì sao nhiều, thời tiết mát mẻ?
b. Vì sao cây cối bị khô héo?
c. Nhờ đâu cây cối đâm chổi nảy lộc?
7. Đánh số thứ tự vào ô trống để sắp xếp các câu dưới đây thành đoạn văn:
Rồi bác nhẹ nhàng đặt bó sen vào lòng thuyền.
Sáng sớm, mẹ con bác Tâm bơi mủng đi hái sen.
Sau đó, bác bọc một chiếc lá lớn bên ngoài bó sen.
Đầu tiên, bác cẩn thận ngắt từng bông.
Tiếp đến, bác bó sen thành từng bó.
Trả lời:
5- Rồi bác nhẹ nhàng đặt bó sen vào lòng thuyền.
1- Sáng sớm, mẹ con bác Tâm bơi mủng đi hái sen.
4- Sau đó, bác bọc một chiếc lá lớn bên ngoài bó sen.
2- Đầu tiên, bác cẩn thận ngắt từng bông.
3- Tiếp đến, bác bó sen thành từng bó.
* Đoạn văn: Sáng sớm, mẹ con bác Tâm bơi mủng đi hái sen. Đầu tiên, bác cẩn thận ngắt từng bông. Tiếp đến, bác bó sen thành từng bó. Sau đó, bác bọc một chiếc lá lớn bên ngoài bó sen. Rồi bác nhẹ nhàng đặt bó sen vào lòng thuyền.
8. Viết 4 - 5 câu về công việc hằng ngày của một người thân của em.
Gợi ý: Em có thể dùng các từ ngữ nói về trình tự thực hiện công việc: đầu tiên, tiếp theo, sau đó, cuối cùng,...
Trả lời:
Bố em là bếp trưởng ở nhà hàng. Hằng ngày, bố đi làm từ sáng, đến tối mới về. Đầu tiên, bố đến nhà hàng thay bộ đồ đầu bếp để bắp đầu công việc. Tiếp theo, bố nấu những món ăn ngon để phục vụ khách hàng. Sau đó, bố hướng dẫn các đầu bếp mới vào làm các món ăn. Cuối cùng, sau giờ làm thì bố về nhà để chơi cùng em và anh hai.
9. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ với bạn sau khi đọc một bài thơ về bốn mùa.
Trả lời:
Bài thơ: Bốn mùa
Một chiều đông gió lạnh
Chiếc lá vàng bay bay
Đông ơi sao đến muộn
Để thu già cỗi thay
Gió mùa đông tê buốt
Rồi mùa xuân tới mau
Đông đi xuân hạ tới
Bốn mùa đuổi bắt nhau
Tuy rằng cùng tồn tại
Chẳng bao giờ gặp nhau
Số trời đã định vậy
Suốt đời tìm kiếm nhau
Giả sử có gặp mặt
Trời đất ắt đảo điên
Thôi đành thôi đành vậy
Tuân lệnh của chúa thiên
Đỗ Hà Cừ
PHIẾU ĐỌC SÁCH
- Tên bài thơ: Bốn mùa
- Tác giả: Đồ Hà Cừ
- Mùa: xuân, hạ, thu, đông
- Vẻ đẹp: Chiếc lá vàng bay bay, thu già cỗi,...