Giải SBT Văn 6 bài 7: Gia đình yêu thương (Nói và nghe) sách "Chân trời sáng tạo". Trắc nghiệm Online sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn..

 

1. Để buổi thảo luận về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất diễn ra thành công, theo em, nhóm cũng như bản thân mỗi thành viên cần chuẩn bị những gì?

Trả lời:

Để buổi thảo luận về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất diễn ra thành công, theo em, nhóm cũng như bản thân mỗi thành viên cần chuẩn bị:

- Thành lập nhóm và phân công công việc: Một nhóm nhỏ nên gồm khoảng 6 thành viên. Nhóm trưởng phân công công việc, theo dõi tiến độ chuẩn bị và dẫn dắt buôi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận.

- Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận: Sau khi chia nhóm, mỗi thành viên cần chuẩn bị nội dung theo sự phân công của từng nhóm trưởng nhóm nhỏ.

- Thống nhất thời gian, địa điểm và mục tiêu của buổi thảo luận: Cần trả lời các câu hỏi để tìm ra mục đích của buổi thảo luận, thời gian dự kiến, dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến

2. Câu lạc bộ văn học của trường em đang chuẩn bị tổ chức Hội thơ. Tuần này, câu lạc bộ sẽ hop để bàn về các tiêu chí đánh giá các bài dự thi, trong đó có bàn về tiêu chí đánh giá một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ hay. Em là một thành viên trong câu lạc bộ. Em hãy chuẩn bị để trình bày ý kiến của mình.

Trả lời:

Các bước cần chuẩn bị:

* Xác định mục đích của buổi thảo luận, thời gian dự kiến dành cho nhóm cũng như cho phần em trình bày ý kiến: Phần này các em dựa vào thời gian khi nhóm thảo luận để lên lịch trình

* Chuẩn bị ý kiến bàn về tiêu chí đánh giá một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ hay: 

Đây là ý kiến các em có tham khảo để trình bày:

- Để viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ, cần thực hiện các bước sau:

+ Chuẩn bị: Đọc kĩ đề bài và xác định đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì, độ dài đoạn văn cần viết là bao nhiêu, bài thơ định viết là bài thơ nào.

+ Tìm ý và lập dàn ý: Đọc bài thơ đã chọn và cảm nhận những cảm xúc mà bài thơ mang lại, xác định chủ đề của bài thơ và những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ đã làm nên giá trị cho bài thơ. Từ đó, lí giải vì sao có cảm xúc đặc biệt với bài thơ này. Sau khi đã liệt kê nhanh những cụm từ thê hiện các ý trên, hãy sắp xếp các ý thành 3 phân:

Mở đoạn: giới thiệu cảm xúc khái quát về bài thơ.

Thân đoạn: trình bày chỉ tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ.

Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ với bản thân.

+ Viết bài: Dựa vào dàn ý trên, viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, các bạn cần chú ý đảm bảo các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ.

+ Cuối cùng, xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

- Tiếp theo các em có thể đưa ra bảng tiêu chí dưới đây:

Các phần của đoạn vănNội dung kiểm traĐạtChưa đạt
Mở đoạnMở đoạn bảng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.  
Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc về bài thơ.  

Nêu nhan đề, tên tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ.

  
Thân đoạnTrình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng một số câu.  

Trích một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ.

  
Sử dụng một số từ ngữ để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu.  
Kết đoạnKhẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ với bản thân.  
Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.  

* Phác thảo dàn ý bài nói dưới dạng các gạch đầu dòng và các cụm từ ngắn để dễ nhớ: Sau khi viết ra các ý kiến, các em soạn ra các ý chính để dễ dành trình bày cũng như người nghe sẽ dễ hiểu hơn.